[React] Class Component và Function Component, bạn chọn viết theo cách nào?

by Hieu Nguyen
9.4K views

Trong thế giới React thì chắc hẳn ai cũng biết đến Class Component và Function Component. Tuy nhiên có thể có những hiểu nhầm về hai loại component này. Trong bài viết này tôi sẽ thử so sánh hai cách viết này để giúp bạn có thể lựa chọn viết theo cách nào. Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Cú pháp

Khác nhau đầu tiên giữa Class ComponentFunction Component thể hiện ngay ở cách khai báo.

Class Component

import React, { Component } from 'react';

class TestComponent extends Components {
  // phương pháp này bắt buộc phải khai báo hàm để kết xuất mã HTML
  render() {
    return <div>TestComponent</div>;
  }
}

Cách khai báo này khá quen thuộc với các bạn có nền tảng lập trình hướng đối tượng (OOP). Với những bạn mới học React hoặc chuyển sang học React thì phương pháp tiếp cận này có vẻ phù hợp và dễ hiểu.

Function Component

import React from 'react';

export function TestComponent() {
  // phương pháp xem kết xuất mã HTML như là giá trị trả về của hàm
  return <div>TestComponent</div>;
}

Function component sử dụng cách tiếp cận khác đó là sử dụng pure function để khai báo component. Ban đầu function component được sử dụng để viết các component chỉ với mục đích kết xuất HTML mà thôi. Với các component với theo hướng tiếp cận này thì bạn sẽ không can thiệp được vào lifecycle của component. Do đó nó thướng được biết đến với tên gọi Stateless Component.

Props

Class Component

props trong Class Component được xem như giá trị truyển vào cho hàm khởi tạo class.

import React, { Component } from 'react';

class TestComponent extends Components {
  constructor(props) {
    super(props); // bắt buộc phải có dòng này để gọi hàm khởi tạo của class cha nhé
  }

  render() {
    return <div>TestComponent</div>;
  }
}

Function Component

props trong Function Component thì được xem như là giá trị truyền vào hàm pure function khi định nghĩa component.

import React from 'react';

export function TestComponent(props) {
  return <div>TestComponent</div>;
}

Định nghĩa defaultPropspropTypes thì không có sự khác biệt giữa Class Component và Function Component.

TestComponent.defaultProps = {};

TestComponent.propTypes = {};

State

Trước khi React Hooks ra đời thì như đã nói ở trên Function Component con được biết đến với tên gọi Stateless Component. Nghĩa là nó không có state. Khi React Hooks ra đời thì Function Component cũng có state của riêng nó.

Class Component

state trong Class Component dược định nghĩa như sau:

import React, { Component } from 'react';

class TestComponent extends Components {
  constructor(props) {
    super(props);
    // khởi tạo giá trị state
    this.state = { isLoading: false };
  }

  render() {
    return <div>TestComponent</div>;
  }
}

Khi muốn thay đổi giá trị state bạn gọi phương thức setState của component:

this.setState((state) => ({ isLoading: true }));

Function Component

state trong Function Component được định nghĩa như sau:

import React, { useState } from 'react';

export function TestComponent(props) {
  // giá trị khởi tạo state được truyền vào trong useState hook
  const [state, setState] = useState({ isLoading: false });

  return <div>TestComponent</div>;
}

Các bạn để ý hàm useState trả về giá trị của component state trong biến state và hàm setState. Khi muốn thay đổi giá trị của state thì bạn có thể gọi hàm setState.

setState({ isLoading: true });

Component Lifecycle

Với Class component các bạn sẽ thấy component lifecycle khá rõ ràng với các hàm như componentDidMount, componentDidUpdate. Function Component thì không như vậy, toàn bộ việc sử lý lifecycle đều thông qua useEffect hook.

// componentDidMount
useEffect(() => {
  return () => {}; // componentWillUnmount
}, []);
// componentDidUpdate
useEffect(() => {
  return () => {}; // componentWillUnmount
}, [state]);

Như các bạn thấy thì componentDidMountcomponentDidUpdate không chỉ định rõ khi nào thì hàm được gọi. Việc gọi hàm thì tự chúng ta hiểu dựa theo lifecycle của React component thôi. Với Function Component và useEffect thì khác, bạn có thể thấy [][state] chị định rõ ràng đối tượng phụ thuộc mà khi chúng thay đổi thì hàm truyển vào useEffect sẽ được gọi. Có vẻ như nó lại tường mình hơn là các hàm lifecycle trong class Component.

Sau sự có mặt của TypeScript thì có lẽ Class Component và React Hooks thì có lẽ bạn Class Component chiếm ưu thế tuyệt đối. Thời điểm đó anh em thi nhau viết Class Component với TypeScript và tôi cũng thế :). Ngay đến cả facebook cũng support TypeScript với create-react-app nữa cơ mà. Thế nhưng khi React Hooks xuất hiện thì có vẻ gió đã đổi chiều, việc xử lý state và lifecycle với hook có vẻ đơn giản hơn rất nhiều. Các bạn thì thấy thế nào. Bạn sẽ chọn cách nào với dự án của mình?

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like