Tổng quan về Activity Diagram

by nganltm
5.4K views

Activity Diagram là gì?

Activity Diagram là một mô hình logic dùng để mô hình hóa các hoạt động trong một quy trình nghiệp vụ, giúp developer, tester hay chính bản thân BA dễ dàng nắm được các hướng đi của hệ thống.

Activity diagram là sơ đồ luồng xử lí của hệ thống, bao gồm luồng đi của dòng dữ liệu, dòng sự kiện. Mô tả các hoạt động trong một chức năng của hệ thống – luồng xử lý của một use case. 

Các thành phần của activity diagram 

1. Start

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Khởi tạo một hoạt động.
  • Một activity diagram có thể có nhiều trạng thái Start.

2. Transition

Kí hiệu:

Đặc điểm: Mô tả sự chuyển đổi trạng thái của các hoạt động

3. Activity

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Mô tả hành vi của đối tượng trong quy trình
  • Tên hoạt động phải ngắn gọn, đủ nghĩa. Nên đặt là động từ và mô tả đầy đủ ý nghĩa tổng thể của hoạt động nhất có thể.

4. Decision

Kí hiệu:

Đặc điểm: Đây là kí hiệu biểu thị nút điều kiện chuyển hướng. Tùy theo trường hợp đúng hay sai của kết quả mà có hướng di chuyển tiếp theo tương ứng.

Decision bao gồm hai loại sau: Branch và Merge

5. Branch

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Mô tả điều kiện rẽ nhánh
  • Chỉ một dòng điều khiển đi vào
  • Hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi ra
  • Chỉ một dòng điều khiển dẫn đến kết quả
  • Mỗi dòng chứa một điều kiện (guard), guard phải liên quan đến điều kiện và loại trừ nhau

6. Merge

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi vào
  • Chỉ một dòng điều khiển đi ra

7. Synchronization bar

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Khi có các trường hợp cần hội tụ đủ nhiều luồng điều khiển một lúc để gộp thành một luồng xử lí thì cần dùng JOIN.
  • Khi cần phải tách một luồng điều khiển ra hai hoặc nhiều luồng khác biệt nhau thì cần dùng FORK. Mỗi luồng của FORK hoàn toàn không lệ thuộc nhau.

Synchronization bar bao gồm hai loại sau: Join và Fork

8. Join

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Kết hợp các dòng điều khiển song song (FORK)
  • Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển vào
  • Chỉ có một dòng điều khiển ra, dòng điều khiển ra được tạo khi tất cả các dòng cần thiết đã vào

9. Fork

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Mô tả một dòng điều khiển được tách ra thực hiện song song
  • Chỉ có một dòng điều khiển đi vào
  • Có hai hoặc nhiều dòng điều khiển đi ra
  • Dùng FORK khi các hoạt động thực hiện không quan tâm thứ tự

10. End

Kí hiệu:

Đặc điểm:

  • Mô tả trạng thái kết thúc quy trình
  • Một activity diagram có thể có một hoặc nhiều trạng thái kết thúc

Tổng kết

Trên đây là những nội dung cơ bản về Activity Diagram, dựa vào nó hi vọng các bạn có thể dễ dàng hình dung và nhanh chóng áp dụng trong công việc!

Author

NgânLTM

1 comment

Anonymous August 26, 2021 - 11:27 AM

Amazing, good job

Reply

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like

%d bloggers like this: