Tag: Swift

  • Unit Test – How to unwrap optional value in XCTest

    Unit Test – How to unwrap optional value in XCTest

    Trước khi Xcode 11 ra mắt, để unwrap một optional value chúng ta vẫn thường phải dùng Guard/if let, điều này khá bất tiện trong khi viết Unit test. Khi viết test case chúng ta không nên đưa các câu lệnh điều kiện vào trong các func test vì nó sẽ tạo ra một logic mới trong Unit Test nó khiến test case của chúng ta rắc rối và phức tạp.

    Để các bạn dễ hình dung hơn, mình có tạo một Struct Person có thuộc tính address là optional (có thể nil) như dưới đây:

    struct Person {
        let name: String
        let address: String?
    }

    Thông thường chúng ta sẽ thực hiện unwrap như sau:

    func test_Address_caseNil() throws {
        let personModel: Person = Person(name: "John", address: nil)
        // unwrap optional value 
        guard let address = personModel.address else {
            XCTFail("Expected non-nil address")// throw fail
            return
        }
        
        XCTAssertEqual(address, "Hanoi")
    }

    Trong trường hợp này địa chỉ đang nil nên test case này sẽ bị lỗi và throw thông báo “Expected non-nil address”

    Có một cách thông dụng hơn là không unwrap mà sử dụng trực tiếp giá trị optional để verify test case như sau:

    func test_address_caseNil() throws {
        let personModel: Person = Person(name: "John", address: nil)
        
        XCTAssertEqual(personModel.address, "Hanoi")
    }

    Khi chạy test case này ta nhận được thông báo lỗi như sau:

    test_address_caseNil(): XCTAssertEqual failed: ("nil") is not equal to ("Optional("Hanoi")")

    Sử dụng cách này thì khá là tiện và nhanh, tuy nhiên nó có một nhược điểm là các thông báo lỗi thường không rõ ràng. Ngoài ra nó cũng sẽ không sử dụng được trong các trường hợp đặc biệt.

    Sử dụng XCTUnwrap

    XCTUnwrap() được giới thiệu trên Xcode 11, nó làm nhiệm vụ kiểm tra giá trị optional có nil hay không? nếu nil nó sẽ throw ra lỗi, không nil thì trả về giá trị. Từ đó ta có thể thoải mái sử dụng giá trị đó để thực hiện việc testing.

    func test_address_caseNil() throws {
        let personModel: Person = Person(name: "John", address: nil)
        // result
        let result = try XCTUnwrap(personModel.address)
        XCTAssertEqual(personModel.address, "Hanoi")
    }

    Sử dụng XCTUnwrap giúp source code của chúng ta gọn gàng sạch sẽ hơn rất nhiều so với các cách thông thường khác.

    Để sử dụng được XCTUnwrap bạn nhớ thêm throws cho func test để khi kiểm tra dữ liệu bị nil nó sẽ throw lỗi và đánh dấu test case này bị fail. Nếu bạn muốn thông báo rõ ràng hơn hay đơn giản là bạn muốn viết thông báo lỗi dễ hiểu bạn có thể thêm thuộc tính như sau

     let result = try XCTUnwrap(personModel.address, "Width is nil, please config data for test case")

    Thông báo lỗi ta nhận được sẽ như sau:

    test_address_caseNil(): XCTUnwrap failed: expected non-nil value of type "String" - Width is nil, please config data for test case

    Lúc này thông báo lỗi đã rõ ràng hơn, từ đó bạn có thể xử lí vấn đề một cách nhanh hơn.

    Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm lựa chọn để xử lí các tình huống khi viết Unit Test, từ đó sử dụng nó một cách hiệu quả và phù hợp với các tình huống.

  • Unit Test – Các cách chạy test trên Xcode

    Unit Test – Các cách chạy test trên Xcode

    Thông thường khi các bạn mới vào nghề khi viết xong các test case của mình các bạn thường sử dụng Command + U để chạy. Điều này không sai, tuy nhiên nếu bạn đang thực hiện trên một project lớn thì mình nghĩ bạn không nên dùng cách này vì nó có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian để có được kết quả test. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách để bạn chạy test case một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

    Chạy test case trên Test Navigator

    Các bạn có thể tuỳ chọn việc test cả một file hay test từng test case một trên Test Navigator

    1. Chạy test cho cả Target tests: Dùng khi bạn muốn chạy test và lấy báo cáo cho cả target này, khi này Xcode sẽ chạy nhiều test case cùng lúc nên có thể sẽ mất nhiều thời gian
    2. Chạy test cho chỉ một file tests: Dùng khi bạn viết xong toàn bộ test case của một file và muốn chạy test để kiểm tra báo cáo hay khi bạn muốn kiểm tra xem giữa các test case có bị conflict hay không?
    3. Chạy test một case cụ thể: Dùng khi bạn vừa viết xong test case và muốn kiểm tra xem func đã chạy đúng hay chưa, đây là trường hợp bạn nên dùng khi viết UT vì nó chạy nhanh nên tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo mục đích của bạn

    Bạn có thể chạy một hoặc nhiều test case mà bạn muốn bằng cách chọn các test case đó -> chuột phải -> Run x Methods

    Chạy test case trực tiếp trên file Tests

    Khi các bạn viết xong các test case của mình và bấm Command + S, trên func test case của bạn sẽ xuất hiện một button cho bạn chạy test luôn, điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra được test case của mình. Ngoài ra Xcode cũng cung cấp cho chúng ta một nút chạy test cho toàn bộ file ở trên đầu của file. Bạn có thể xem chi tiết ở hình dưới đây

    Chạy lại test case vừa test

    Để chạy lại test các test case bạn vừa mới test thì bạn dùng tổ hợp phím sau:

    ⌃ Control + ⌥ Option + ⌘ Command + G

    Đây là tổ hợp phím rất hữu dụng và được sử dụng thường xuyên vì nó giúp bạn chạy lại test case một cách nhanh chóng khi các bạn phải sửa lại các test case bị fail do viết sai input/output.

    Chạy test tất cả file trong Test Plan

    Khi bạn muốn xem báo cáo tất cả cho file Test Plan của bạn, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Command + U.

    Bật Code Coverage trên Sidebar

    Theo mặc định thì code coverage sẽ được bật khi bạn chạy test, tuy nhiên nếu bạn nhỡ tay tắt nó đi mà không biết bật nó ở đâu thì làm theo hướng dẫn sau: Adjust Editor Options -> Code Coverage

    Khi này Xcode sẽ cho bạn biết được dòng code đó của bạn được chạy qua bao nhiêu lần, nếu con số là 0 thì có vẻ bạn chưa có test case nào được viết để test đoạn code đó. Từ dữ liệu đó bạn có thể thực hiện viết thêm test case nếu cần.

    Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn. Xin cảm ơn!

  • Unit Test – Cách tạo mới Test Plan trên XCode

    Unit Test – Cách tạo mới Test Plan trên XCode

    Thông thường thì các ứng dụng phát triển càng lâu thì tính năng của nó sẽ càng nhiều, điều này cũng làm cho khối lượng source code và Unit Test cũng tăng theo, có một số dự án xây dựng theo mô hình module hoá, khi này sẽ có rất nhiều module trong dự án cần thực hiện test nếu chúng ta chạy tất cả các file của project thì nó sẽ tốn rất nhiều thời gian, làm giảm đi năng suất làm việc của bản thân. Vì vậy để thực hiện các test case một cách nhanh chóng và hiệu quả Xcode cho phép chúng ta tự tạo Test Plan theo đúng kế hoạch mà chúng ta muốn. Chúng ta có thể tạo một test plan để test một màn hình riêng biệt cho đến hàng trăm màn hình hoặc có thể là một module mà chúng ta đang làm hay tất cả test case của ứng dụng.

    Tạo mới Test Plan

    Để tạo mới Test Plan ta làm theo các bước như sau:

    Tạo mới test plan

    Đặt tên cho test plan, bạn có thể đặt tên tuỳ ý miễn sao nó đúng với ý nghĩa là được. Sau đó bấm “Create” để Xcode thực hiện.

    Sau khi tạo xong, test plan mới tạo sẽ được thêm vào danh sách, bạn có thể kiểm tra bằng cách thao tác như hình phía dưới đây

    Để thực hiện cấu hình cho test plan mới này chúng ta bấm vào Edit Test Plan ở trên hình.

    Do test plan mới được tạo nên bạn sẽ thấy nó trống, lúc này chưa có một file/class/module/target nào được thêm vào để test nên chúng ta cần thêm nó vào bằng cách bấm vào dấu + trên màn hình dưới đây:

    Tương tự nếu bạn muốn loại bỏ một target nào thì ta có thể bấm dấu – để xoá khỏi test plan.

    Chọn target mà bạn muốn thêm vào test plan và bấm “Add” để thêm target vào test plan.

    Xcode sẽ thêm tất cả các file test chúng ta đã viết vào trong mục Tests, ở đây bạn sẽ nhìn thấy tất cả các file test mà bạn viết, bạn có thể bỏ tích một func hay 1 file để Xcode không chạy phần đó khi run test plan của bạn.

    Để khi chạy test chúng ta xem được Code Coverage thì chúng ta cần đổi giá trị Code Coverage bên Configurations sang ON

    Lúc này khi chạy Test Plan này chúng ta sẽ xem được kết quả bằng cách Report Navigator -> Local -> Test -> Coverage

    Dựa vào báo cáo này bạn sẽ biết được bạn đã viết test case chạy qua được bao nhiêu phần trăm của source code từ đó bạn sẽ có thể đưa ra các action phù hợp.

    Lưu ý Code Coverage chỉ là con số chỉ ra rằng source code test case của bạn đã chạy qua bao nhiêu dòng code, chứ nó không phải là chỉ số đảm bảo độ tin cậy source code của bạn. Vì vậy nó chỉ là điều kiện đủ, code coverage càng cao thì điều đó chứng tỏ Test Case của bạn đã chạy qua càng nhiều dòng code. Để đảm bảo chất lượng source code thì các bạn cần có một chút tư duy về testing, biết xác định các cặp input và output để thực hiện test, cần xác định các điều kiện biên, ngoại lệ, trường hợp lỗi, trường hợp thành công …. thì việc viết test case mới có hiệu quả.

    Hi vọng bài viết giúp ích được cho các bạn!

  • Unit Tests in Swift

    Unit Tests in Swift

    Bạn đang tìm một phương pháp để tăng chất lượng source code? Bạn đang gặp vấn đề về việc source code của bạn có quá nhiều bug? Unit tests là một trong những lựa chọn giúp bạn hạn chế vấn đề đó.

    Hiện nay rất nhiều dự án yêu cầu viết Unit tests nhằm mục đích đảm bảo chất lượng source code, vì vậy bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về Unit Tests trong Swift để các bạn có thể trang bị cho mình được một kĩ năng mới, để có thể sẵn sàng và tự tin chiến các dự án hiện tại hoặc trong tương lai.

    Unit Testing là gì?

    Unit tests là tự động chạy và kiểm thử một đoạn mã để đảm bảo nó hoạt động đúng như dự định và đúng với tài liệu yêu cầu.

    Unit tests trong ngôn ngữ lập trình là việc viết các func test để đảm bảo source code hoạt động đúng như tài liệu yêu cầu. Với một đầu vào cụ thể sẽ cho ra một đầu ra cụ thể như tài liệu yêu cầu. Việc viết Unit tests để kiểm tra source code của bạn giúp bạn tự tin hơn khi release hay tái cấu trúc source code, vì bạn sẽ đảm bảo source code của mình chạy đúng mong đợi khi bạn chạy bộ test case của bạn thành công.

    Các quan điểm trái ngược về Unit tests

    Hiện nay có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau về việc một dự án có cần phải viết Unit Tests hay không? Rất nhiều Developer thì cho rằng việc viết test tốn quá nhiều thời gian nó làm ảnh hưởng tới việc bàn giao công việc đúng thời hạn. Một số Developer thì cho rằng việc viết Unit tests không đem lại quá nhiều lợi ích mà công việc lại lặp đi lặp lại quá nhàm chán. Tuy nhiên theo mình nếu bạn viết Unit tests đúng cách thì sẽ giúp bạn giảm được thời gian phát triển ứng dụng, tuy thời gian phát triển ban đầu có tăng thêm nhưng bạn sẽ giảm được số lượng bug cơ bản có thể xảy ra từ đó giảm thời gian fix bugs và hạn chế các lỗi phát sinh sau khi sửa.

    Viết Unit Tests với Xcode

    Để giúp các nhà phát triển có thể viết Unit Tests cho các ứng dụng của họ, Apple đã tạo ra XCTest framework. Giờ đây các nhà phát triển có thể sử dụng framework này đê viết Unit tests cũng như chạy các test case để kiểm tra chất lượng source code của họ.

    Một số hàm dùng để kiểm tra của XCTest Framework

    1. XCTAssert(): Nó khá thông dụng có thể sử dụng trong hầu hết các trường hợp, VD: XCTAssert(result == 5)
    2. XCTAssertTrue(): test case của bạn sẽ pass nếu biểu thức kiểm tra có kết quả là true. VD: XCTAssertTrue(view.isHidden)
    3. XCTAssertEqual(a, b), XCTAssertNotEqual: Kiểm tra xem giá trị của 2 biểu thức.
    4. XCTAssertFalse(): ngược với XCTAssertTrue
    5. XCTAssertGreaterThan(a, b): Thường dùng khi bạn kiểm tra 2 giá trị số
    6. XCTAssertGreaterThanOrEqual(a, b): tương tự như XCTAssertGreaterThan, nếu 2 giá trị = nhau thì test case vẫn pass
    7. XCTAssertLessThan, XCTAssertLessThanOrEqual: Tương tự như mục 5 và 6
    8. XCTAssertNil(a), XCTAssertNotNil: Dùng khi cần kiểm tra một var/func có nil hay không
    9. XCTAssertNoThrow() Dùng khi cần kiểm tra xem func có throw lỗi hay không
    10. XCTAssertThrowsError() dùng khi cần kiểm tra func có throw error và kiểm tra được error

    Để các bạn dễ hình dung hơn mình sẽ đưa ra một ví dụ như sau:

    Tài liệu yêu cầu bạn phải viết một hàm để tính chu vi của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng của nó. Ta biết chu vi của hình chữ nhật chính là tổng tất cả các cạnh của nó, vì vậy ta có thể sẽ viết func như sau:

    class Regtangle {
        // hàm tính chu vi hình chữ nhật
        class func perimeter(width: Int, height: Int) -> Int {
           (width + height) * 2
        }
    }

    Để viết bắt đầu viết test case chúng ta sẽ cần tạo file test như sau:

    Chuột phải vào thư mục cần tạo file -> chọn new file -> Unit Test Case Class -> Next

    Đặt tên cho file test, trong trường hợp này mình đang cần test class Regtangle nên mình đặt tên như hình -> Next

    Sau khi tạo file chúng ta XCode sẽ tạo sẵn cho chúng ta một số đoạn code cơ bản như sau:

    import XCTest
    // thêm target cần test
    @testable import UTXcode14
    
    final class RegtangleTests: XCTestCase {
    
        override func setUpWithError() throws {
            // Put setup code here. This method is called before the invocation of each test method in the class.
        }
    
        override func tearDownWithError() throws {
            // Put teardown code here. This method is called after the invocation of each test method in the class.
        }
    
        func testExample() throws {
            // This is an example of a functional test case.
            // Use XCTAssert and related functions to verify your tests produce the correct results.
            // Any test you write for XCTest can be annotated as throws and async.
            // Mark your test throws to produce an unexpected failure when your test encounters an uncaught error.
            // Mark your test async to allow awaiting for asynchronous code to complete. Check the results with assertions afterwards.
        }
    
        func testPerformanceExample() throws {
            // This is an example of a performance test case.
            self.measure {
                // Put the code you want to measure the time of here.
            }
        }
    
    }
    

    func testPerformanceExample() đây là hàm để kiểm tra hiệu suất của đoạn code, nếu bạn không cần kiểm tra thì bỏ nó đi giúp mỗi lần chạy test của bạn sẽ nhanh hơn đáng kể.

    Bây giờ chúng ta đã có thể viết test case để kiêm tra class Regtangle. Đối với func tính chu vi như vậy thì ta sẽ cần dựa vào yêu cầu và phân tích tích bài toán một chút.

    Chúng ta hiểu rằng chiều cao và chiều rộng của hình chữ nhật phải là số lớn hơn 0, chu vi của hình chữ nhật thì bằng tổng chiều dài bốn cạnh, vậy nên chúng ta sẽ cần viết các test case với trường hợp như sau:

    1. width và height đều lớn hơn 0: Đầu ra là (width + height) * 2
    2. width <= 0, height > 0: đầu ra cần phải là một thông báo lỗi
    3. width > 0, height <= 0: Đầu ra cần phải là một thông báo lỗi
    4. width <= 0, height <= 0: Đầu ra cần phải là một thông báo lỗi

    Đối với case số 1 yêu cầu dữ liệu đầu vào cả width và height đều phải là một số > 0 thì ta viết như sau:

       // case width > 0 and height > 0
       func test_perimeter_case1() {
            // input
            let width: Int = 3
            let height: Int = 2
            // expectation
            let expectation = 10
            // run code
            let result = Regtangle.perimeter(width: width, height: height)
            
            // verify
            XCTAssertEqual(result, expectation)
        }

    Chạy test ta thu đươc kết quả như hình, dấu tích xanh thể hiện kết quả với expectation là bằng nhau, có nghĩa là trong trường hợp này hàm Regtangle.perimeter() đã chạy đúng.

    Tiếp theo chúng ta sẽ viết tiếp test case số 2, width <=0 và height > 0, đây là trường hợp chiều rộng nhỏ hơn 0 vì vậy nó là một trường hợp lỗi, mình sẽ mong đợi một thông báo lỗi “Width must be greater than zero”. Vậy nên mình viết code như hình dưới

    Lúc này Xcode sẽ báo lỗi như hình trên là do chúng ta đang so sánh 2 kiểu dữ liệu khác nhau. Quay lại hàm tính chu vi hình chữ nhật thì chúng ta thấy không có logic kiểm tra width và height điều này khiến cho func này không đảm bảo tính đúng đắn của nó.

    Vậy viết func tính chu vi như nào mới đúng? các bạn có thể tham khảo một số cách viết của mình như sau:

    Cách 1: Sử dụng Result để trả về kết quả

    // equatable để tiện cho việc so sánh khi viết Unit test
    struct MyError: Error, Equatable {
        let message: String
    }
    
    class Regtangle {
        // hàm tính chu vi hình chữ nhật
        class func perimeter(width: Int, height: Int) -> Result<Int, MyError> {
            if width <= 0 && height <= 0 {
                return .failure(MyError(message: "Width and height must be greater than zero"))
            } else if width <= 0 {
                return .failure(MyError(message: "Width must be greater than zero"))
            } else if height <= 0 {
                return .failure(MyError(message: "Height must be greater than zero"))
            } else {
                let perimeter = (width + height) * 2
                return .success(perimeter)
            }
        }
    }

    Cách 2: Sử dụng throw để đẩy ra lỗi

    struct MyError: Error, Equatable {
        let message: String
    }
    
    class Regtangle {
        // hàm tính chu vi hình chữ nhật
        class func perimeter(width: Int, height: Int) throws -> Int {
            if width <= 0 && height <= 0 {
                throw MyError(message: "Width and height must be greater than zero")
            } else if width <= 0 {
                throw MyError(message: "Width must be greater than zero")
            } else if height <= 0 {
                throw MyError(message: "Height must be greater than zero")
            } else {
                return (width + height) * 2
            }
        }
    }

    Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn viết test case khi sử dụng throw, mình sẽ viết tổng cộng 7 test cases để thực hiện test func này, trong đó bao gồm 4 test cases để test logic chính và 3 cases để test giá trị biên. Cụ thể mình sẽ thực hiện như sau:

    import XCTest
    @testable import UTXcode14
    
    final class RegtangleTests: XCTestCase {
    
        override func setUpWithError() throws {
            // Put setup code here. This method is called before the invocation of each test method in the class.
        }
    
        override func tearDownWithError() throws {
            // Put teardown code here. This method is called after the invocation of each test method in the class.
        }
    
        // case width > 0 and height > 0
        func test_perimeter_case1() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = 3
            let height: Int = 2
            // expectation
            let expectation = 10
            // run code
            XCTAssertNoThrow(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height))
            let result = try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)
            
            // verify
            XCTAssertEqual(result, expectation)
        }
        
        // case width < 0 and height > 0
        func test_perimeter_case2() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = -3
            let height: Int = 2
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Width must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
        
        // case width > 0 and height < 0
        func test_perimeter_case3() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = 3
            let height: Int = -2
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Height must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
        
        // case width < 0 and height < 0
        func test_perimeter_case4() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = -3
            let height: Int = -2
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Width and height must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
        
        // case width = 0 and height > 0, test giá trị biên của width
        func test_perimeter_case5() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = 0
            let height: Int = 2
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Width must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
        
        // case width = 0 and height > 0, test giá trị biên của height
        func test_perimeter_case6() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = 2
            let height: Int = 0
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Height must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
        
        // case width = 0 and height = 0, test giá trị biên của cả width và height
        func test_perimeter_case7() throws {
            // precontidtion
            let width: Int = 0
            let height: Int = 0
            // expectation
            let expectation = MyError(message: "Width and height must be greater than zero")
            // run code
            XCTAssertThrowsError(try Regtangle.perimeter(width: width, height: height)) { error in
                XCTAssertEqual(error as? MyError, expectation)
            }
        }
    }

    Chạy test (Command U) chúng ta được kết quả như sau:

    Tất cả các test case của chúng ta đều passed, điều này chứng minh func của bạn đã đáp ứng hết tất cả yêu cầu mà bạn đặt ra

    Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức để nâng cao năng lực của bản thân.

  • If / switch expression – Swift 5.9 (P.1)

    If / switch expression – Swift 5.9 (P.1)

    Chúng ta chắc là đã quá quen thuộc với ternary conditional operator ( toán tử ba ngôi ) như trên rồi nhỉ. Nhưng với swift 5.9, chúng ta đã có thêm một cách viết khác tường minh hơn đó là sử dụng if / switch. Và trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về nó nhé.

    If / switch expression là gì?

    Với Swift 5.9. If và switch đã có thể được sử dụng dưới dạng biểu thức. Nói đơn giản thì toán tử ba ngôi được sử dụng như thế nào thì if và switch bây giờ đều có thể sử dụng như vậy.

    Ví dụ như bình thường chúng ta đang viết như thế này:

    Thì chúng ta hiện nay đã có thể viết như thế này:

    Đối với switch có vẻ như là mới mẻ và xịn xò hơn hẳn rồi nhỉ. Nhưng còn if thì sao. Trông cũng không khác gì đối với toán tử ba ngôi mà lại còn phải viết nhiều hơn. Vậy thì nó có gì khác biệt so với toán tử ba ngôi nhỉ.

    • Đầu tiên: Sử dụng if trông rõ ràng là giúp code được tường minh và dễ theo dõi hơn rồi. Đặc biệt là với những lúc mà có các điều kiện rẽ nhánh lồng nhau thì sự tường minh của if sẽ được thể hiện rõ hơn.
    • Thứ Hai: Toán tử ba ngôi thì kiểm tra kiểu dữ liệu một cách đồng thời còn if sẽ kiểm tra nó một cách độc lập. Nghe có chút trừu tượng nhỉ. Vậy thì chúng ta sẽ tới với ví dụ nhé:

    Ở đây chúng ta có thể thấy. Do toán tử ba ngôi kiểm tra kiểu dữ liệu một cách đồng thời vậy nên 1 ở đây hệ thống sẽ tự hiểu là 1.0. Với If thì không như vậy mà chúng ta cần viết rõ ra hơn.

    Lưu ý:

    Để sử dụng được if và switch như một biểu thức thì chúng ta cần lưu ý một vài yếu tố sau:

    • Với mỗi nhánh của if hay switch chỉ được thực thi duy nhất một biểu thức.
    • Mỗi biểu thức được tạo ra ở các nhánh đều phải cùng một kiểu dữ liệu.
    • If luôn đi kèm với else

    Và bài viết này chúng ta đã được tìm hiểu về If / switch expression ở trên swift 5.9. Vẫn còn rất nhiều thứ mới nữa ở swift 5.9 và chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu chúng ở các phần tiếp theo nhé. Xin chân trọng cảm ơn!

  • Raw String in Swift

    Raw String in Swift

    Xin chào tất cả các bạn, lại là mình đây

    Hôm nay chúng ta sẽ nâng cấp thêm vũ khí giúp anh em iOS Developer tự tin chiến đấu hơn . Đây là một chủ đề khá nhỏ trong iOS & Swift nói chung, tuy nhiên nó lại có một tầm ảnh hưởng khá là lớn. Nên khi bạn nắm bắt được Raw String, thì có sẽ có thêm một công cụ khá là mạnh trong tay. Let’s goooooo !

    Raw String là gì?

    Raw String lần đầu được giới thiệu ở Swift 5, cho chúng ta khả năng viết chuỗi tự nhiên hơn, đặc biệt khi sử dụng dấu gạch chéo ngược và dấu ngoặc kép. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như biểu thức Regex, chúng ta sẽ thấy được sức mạnh của Raw String.

    Swift 5 cung cấp cho chúng ta khả năng khai báo một dấu phân cách chuỗi tùy chỉnh bằng cách sử dụng ký hiệu "#" hay còn được gọi là dấu thăng. Khi bạn sử dụng "#" với một chuỗi, nó sẽ ảnh hưởng đến cách Swift hiểu các ký tự đặc biệt trong chuỗi: “\” không còn hoạt động như một ký tự để thoát chuỗi, vì vậy \n được hiểu là dấu gạch chéo ngược rồi đến chữ “n” thay vì ngắt dòng và \(variable)sẽ được bao gồm dưới dạng các ký tự đó.

    Công dụng của Raw String

    Đầu tiên hãy đi vào một ví dụ nhỏ

    let regularString = "\\Hello \\World"
    let rawString = #"\Hello \World"#

    Như bạn có thể thấy, ở string thứ 2 sử dụng # để đánh dấu đó là một Raw String, output của hai chuỗi này sẽ như nhau nhưng khi dùng Raw String trông có vẻ sáng sủa hơn nhỉ ?.

    Thêm ví dụ nữa cho mọi người thấy công dụng của Raw String:

    let swift4 = "This is \"Swift 4.x\"."
    print(swift4)
    let swift5 = #"This is "Swift 5.x"."#
    print(swift5)

    Trông có vẻ rõ ràng hơn rồi, khai báo & kết thúc một String với dấu #, ta có thể sử dụng các kí tự đặc biệt như là một kí tự bình thường trong chuỗi, giúp chúng ta không phải sử dụng thêm các dấu \ làm code trông khá là lú ?.

    Raw String với Variable

    let name = "Techover"
    let greeting = #"Hello, \#(name)!"#
    print(greeting)

    Với String bình thường, ta sẽ sử dụng cú pháp \(variableName) để đưa giá trị biến vào chuỗi. Còn với Raw String ta sẽ phải thêm dấu # vào nữa như ví dụ bên trên.

    Raw String với Multi-line

    let example = "Hello bro"
    let message = #"""
    This is rendered as text: \(example).
    This uses string interpolation: \#(example).
    """#
    print(message)

    Cũng khá là easy và tiện lợi nhỉ, không như String xuống dòng linh tinh cái là đi ngay ?‍?

    Raw String với dấu #

    Khi muốn sử dụng dấu # trong một Raw String sẽ khác một chút đó

    let str = #"My dog said "woof"#gooddog"#

    Xcode sẽ ngăn cản bạn thực hiện đoạn code trên. Vì nó sẽ xác định dấu # tiếp theo là kết thúc chuỗi Raw String rồi. Do đó, phần còn lại sẽ trở thành lỗi. Chế cháo đi một tí mới hết lỗi nè

    let str = ##"My dog said "woof"#gooddog"##
    print(str)

    Như trên, output của chúng ta sẽ có đầy đủ các dấu " & # luôn. Như vậy, khi ta khai báo bao nhiêu dấu # ở đầu, thì sẽ phải có bấy nhiêu dấu # ở cuối của Raw String. Lúc này, Raw String của ta mới có ý nghĩa.

    let zero = "This is a string"
    let one = #"This is a string"#
    let two = ##"This is a string"##
    let three = ###"This is a string"###
    let four = ####"This is a string"####

    Lan man một hồi giờ tổng kết lại nè

    Raw String hữu ích vì một lý do: Đơn giản hóa String, giúp chúng ta dễ đọc dễ tiếp cận và dễ dàng sửa chữa

    Đặc biệt trong các biểu thức Regex, khi mà chúng ta phải sử dụng rất nhiều kí tự đặc biệt, một ví dụ về một biểu thức Regex khá là nhiều dấu \

    let regex = try NSRegularExpression(pattern: "\\\\\\([^)]+\\)")

    Tuy nhiên với Raw String, chúng ta có thể bớt đi một nửa số dấu \ chúng ta sử dụng. Đơn giản biểu thức của chúng ta sẽ còn lại là:

    let regex = try NSRegularExpression(pattern: #"\\\([^)]+\)"#)

    Lời kết

    Như vậy là sau một hồi bàn luận về Raw String, hi vọng các bạn có thể áp dụng được vào code của mình để code của chúng ta ngày càng xịn sò hơn. Cảm ơn các bạn vì đã đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở các post tiếp theo ?

  • Làm cách nào để thực hiện cuộc gọi, gọi FaceTime và gửi SMS trong ứng dụng sử dụng Swift?

    Làm cách nào để thực hiện cuộc gọi, gọi FaceTime và gửi SMS trong ứng dụng sử dụng Swift?

    Hiện nay hầu hết các ứng dụng di động đều có tính năng liên lạc nhằm mục đích giúp người sử dụng dễ dàng liên hệ được với bộ phận chăm sóc khách hàng. Để làm được việc này thì Apple có cung cấp một URL Scheme để thực hiện việc này.

    URL Scheme Mail

    Để có thể sử dụng được tính năng gửi mail thông qua app của Apple chúng ta cần cấu hình dự án cho phép sử dụng URL schemes “mailto” như sau:

    Mở file info.plist và thêm Queried URL Shemes -> add item và đặt trường value với giá trị là mailto

    Để thực hiện được việc gửi mail chúng ta thực hiện đoạn code như sau:

      func mail(to: String, cc: String = "", subject: String = "", body: String = "") {
            
            var mailURLString: String = "mailto:"
            
            // add to
            mailURLString += to
            
            // add cc
            mailURLString += "?cc=\(cc)"
            
            // add subject
            if let subjectEncode = subject.addingPercentEncoding(withAllowedCharacters: .urlHostAllowed) {
                mailURLString += "&subject=\(subjectEncode)"
            }
            
            // add content
            if let bodyEncode = body.addingPercentEncoding(withAllowedCharacters: .urlHostAllowed) {
                mailURLString += "&body=\(bodyEncode)"
            }
            
            // check url
            if let mailURL = URL(string: mailURLString), UIApplication.shared.canOpenURL(mailURL) {
                // open app mail with url
                UIApplication.shared.open(mailURL)
            }
        }

    Bây giờ bất kể chỗ nào chúng ta dùng để gửi mail đều có thể call func này để thực hiện việc gửi mail ví dụ như sau:

    mail(to: "[email protected]", cc: "[email protected]", subject: "Techover.io", body: "New post")

    URL Scheme Phone

    Tương tự như Mail việc gọi điện app cũng có 1 scheme cho phép thực hiện việc này.

        func tel(to: String) {
            if let telURL = URL(string: "tel:\(to)"), UIApplication.shared.canOpenURL(telURL) {
                UIApplication.shared.open(telURL)
            }
        }

    URL Scheme FaceTime

        func faceTime(to: String) {
            if let telURL = URL(string: "facetime-audio://\(to)"), UIApplication.shared.canOpenURL(telURL) {
                UIApplication.shared.open(telURL)
            }
        }

    URL Scheme SMS

        func sms(to: String) {
            if let telURL = URL(string: "sms:\(to)"), UIApplication.shared.canOpenURL(telURL) {
                UIApplication.shared.open(telURL)
            }
        }

    Ngoài ra chúng ta còn có thêm các Apple URL Scheme khác như MAP Links , iTunes Links, YouTube Links … Anh em có thể tham khảo thêm tài liệu của Apple ở link sau: https://developer.apple.com/library/archive/featuredarticles/iPhoneURLScheme_Reference/Introduction/Introduction.html#//apple_ref/doc/uid/TP40007899-CH1-SW1

  • IBInspectable and IBDesignable in Swift

    IBInspectable and IBDesignable in Swift

    Xin chào mọi người, bài viết này mình xin giới thiệu với các bạn về IBInspectable và IBDesignable trong swift.

    IBInspectable

    Khi các bạn thực hiện code UI bằng Interface builder của Xcode, nó sẽ hiển thị cho các bạn một số các thuộc tính cơ bản để các bạn có thể chỉnh sửa. Hình dưới đây là Atributes Inspector của UIView.

    Inspectable-and-IBDesignable

    Có bao giờ bạn muốn thêm các thuộc tính của một UI trong tab Attributes Inspector chưa? Nếu bạn có ý định này thì xin chúc mừng. IBInspectable sẽ giúp bạn làm được việc này.

    IBInspectable giúp cho bạn có thể thêm được rất nhiều các thuộc tính vào tab Attributes Inspector từ đó giúp các bạn dễ dàng chỉnh sửa nó trên Interface builder của Xcode một cách dễ dàng.

    Vậy để sử dụng IBInspectable thêm các thuộc tính vào Interface builder của xCode chúng ta làm như sau:

    Ở đây mình sẽ làm một ví dụ để thêm thuộc tính cho UIView

    Như bạn đã biết thì UIView trên Interface builder không có các thuộc tính như cornerRadius(bo góc), borderColor(màu viền), borderWidth(độ rộng viền)… Vậy trong ví dụ này mình sẽ thêm các thuộc tính này vào Attributes inspector của UIView.

    Đầu tiên mình tạo một class CommonView kế thừa lại UIView như sau:

    class CommonView: UIView {
        // thêm thuộc tính để bo góc cho View
        @IBInspectable
        var cornerRadius: CGFloat = 4 {
            didSet {
                clipsToBounds = true
                layer.cornerRadius = cornerRadius
            }
        }
        
        // thêm thuộc tính để đặt độ dày của viền cho View
        @IBInspectable
        var borderWidth: CGFloat = 1 {
            didSet {
                layer.borderWidth = borderWidth
            }
        }
        // thêm thuộc tính để sửa màu viền cho View
        @IBInspectable
        var borderColor: UIColor = .red {
            
            didSet {
                layer.borderColor = borderColor.cgColor
            }
        }
    }

    Để sử dụng CommonView thì chúng ta mở file Storyboard hoặc file xib lên và kéo một UIView vào, sau đó đổi class từ UIView(mặc định) sang CommonView, vậy là xong.

    Kết quả chúng ta sẽ được như sau:

    Inspectable-and-IBDesignable
    Các thuộc tính Corner Radius, Border Witdh, Border color đã được thêm vào Attributes Inspector băng thuộc tính @IBInspectable

    Vậy là chúng ta đã thêm được các thuộc tính vào Attributes Inspector của Xcode, tuy nhiên chúng ta cần phải build app lên thì mới thấy sự thay đổi. Sao nó không thay đổi ngay khi chúng ta sửa giá trị như các thuộc tính khác? Vì một mình IBInspectable thì không làm được vì vậy các nhà phát triển của Apple mới đẻ ra IBDesignable để làm việc này.

    IBDesignable

    IBDesignable cho phép chúng ta xem trực tiếp các thay đổi của view trong storyboard hoặc trong file xib mà không cần phải run ứng dụng.

    Để sử dụng IBDesignable thì chúng ta chỉ cần thêm @IBDesignable vào đằng trước class mà chúng ta muốn và override lại func prepareForInterfaceBuilder() để nó update giá trị và hiển thị lên trên Interface builder, trong ví dụ này mình để nó ở trước class CommonView của mình như sau:

    @IBDesignable
    class CommonView: UIView {
        // set giá trị để hiển thị cho Interface builder
        override func prepareForInterfaceBuilder() {
            setupView()
        }
        // setup view
        private func setupView() {
            self.layer.cornerRadius = cornerRadius
            self.layer.borderWidth = borderWidth
            self.layer.borderColor = borderColor.cgColor
        }
    
        @IBInspectable
        var cornerRadius: CGFloat = 4 {
            didSet {
                clipsToBounds = true
                layer.cornerRadius = cornerRadius
            }
        }
        
        @IBInspectable
        var borderWidth: CGFloat = 1 {
            didSet {
                layer.borderWidth = borderWidth
            }
        }
        
        @IBInspectable
        var borderColor: UIColor = .red {
            
            didSet {
                layer.borderColor = borderColor.cgColor
            }
        }
    }

    CHÚ Ý: Bạn cần phải override lại func prepareForInterfaceBuilder() và set lại các thuộc tính để nó có thể update giá trị cho interface builder.

    Bây giờ chúng ta chỉ cần kéo UIView vào là nó sẽ tự apply các thuộc tính và khi sửa tại Attributes inspector thì nó sẽ được update ngay mà không cần phải build ứng dụng để kiểm tra lại UI.

    Kết quả chúng ta được như hình dưới đây:

    IBInspectable and IBDesignable uiview

    Trong trường hợp các bạn muốn làm common và không cho sửa thuộc tính nào trên interface builder thì bạn chỉ cần bỏ IBInspectable của thuộc tính đó đi là được.

    Tổng kết

    Vậy là mình đã giới thiệu cho các bạn một phương pháp để thực hiện làm common rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian khi làm ứng dụng di động trên iOS. Từ ví dụ common view này chúng ta có thể phát triên cho các common khác như UILabel, UIButton … Mình hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học hỏi và phát triển ứng dụng iOS.

  • Chọn FileOwner hay Custom class khi tạo một Custom UIView

    Chọn FileOwner hay Custom class khi tạo một Custom UIView

    Thông thường chúng ta có 3 cách dùng khi tạo 1 file custom UIView. Chúng ta hãy cùng làm theo cả 3 cách sau đây để xem ưu, nhược điểm của từng cái nhé.

    A. Set File owner

    B. Set Custom class

    C. Set cả hai File owner và Custom class

    Giờ hãy tạo 1 Tabbar Controller chứa 3 view controller để thực hành add custom view theo 3 cách trên nhé.

    Cách A. Thêm custom view dùng File owner

    – Trước hết, ta cần hiểu FIleOwner là gì? File owner là một controller object giúp ta kết nối code với các elements, UI trong file nib. 

    • Bước 1: Tạo file xib và class “CustomViewA”

    Views có thể được tạo bằng hai cách: 

    + Tạo view bằng code, ta gọi hàm init(frame: CGRect)

    + Nếu dùng file nib, khi file nib được load sẽ gọi hàm  init?(coder: NSCoder) 

    Nếu muốn support cả 2 cách, ta implement cả 2 hàm trên

    Ở ví dụ này ta tạo custom view bằng cách dùng file xib chứ không dùng code

    Tạo file xib CustomViewA.xib

    Tạo file CustomViewA.swift. Ở file CustomViewA.swift, ta setup code như sau:

    import UIKit
    
    final class CustomViewA: UIView {
        override init(frame: CGRect) {
            super.init(frame: frame)
            initView()
        }
        
        required init?(coder: NSCoder) {
            super.init(coder: coder)
            initView()
        }
        
        private func initView() {
            // Để load file nib, ta tạo một instance của UINib
            // Ta set bundle là nil để dùng bundle default
            let nib = UINib(nibName: "CustomViewA", bundle: nil)
            
            // Khởi tạo contents trong file nib, objects là 1 array của tất cả top-level objects trong file nibs
            let objects = nib.instantiate(withOwner: self, options: nil)
            
            // Lưu ý: Vì list object trả ra từ file nib chưa thuộc view hierarchy nào nên ta phải addSubview vào CustomViewA
            if let view = objects.first as? UIView {
                view.backgroundColor = .clear
                addSubview(view)
                view.frame = bounds
                view.backgroundColor = .orange
            }
        }
    }
    • Bước 2: Set class cho file owner

    Mở file xib, chọn File’s Owner, rồi set Custom class là “CustomViewA” vừa tạo

    • Bước 3: Mở “ViewControllerA” trong storyboard, kéo một view vào rồi set Custom Class cho nó là “CustomViewA”.

    Chạy app và ta đã tạo được một custom view, kết quả như hình bên dưới.

    Cách B. Thêm custom view dùng Custom Class

    • Bước 1:

    Tạo file CustomViewB giống file CustomViewA như ở cách A

    • Bước 2:

    Thay vì FileOwner như cách A, ta chọn View ở dưới, rồi set Custom Class là “CustomViewB

    • Bước 3: Ta cũng kéo view “CustomViewB” vừa tạo vào ViewControllerB như bước 3 cách A, rồi chạy app

    Oops!!! Cách này dùng thì lại bị crash. Tại sao lại thế???

    Lý do vì khi load ViewControllerB, app sẽ call  “init?(coder: NSCoder)” của custom view (CustomViewB), tiếp theo sẽ call  “initView()“. Trong hàm này ta dùng “instantiate(withOwner)” để load file Nib.

    Tuy nhiên, vì ở bước 2 ta đã set top-level view của file nib là class CustomViewB nên nó sẽ load lại file nib và call hàm “init?(coder: NSCoder)” một lần nữa. Cứ thế nó sẽ tạo 1 vòng loop vô hạn khiến app bị crash.

    Để tránh trường hợp này, ta bỏ hàm “initView()” ra ngoài, không để trong “init?(coder: NSCoder)” or “init(frame: CGRect)” nữa.

    • Bước 4: Move hàm load xib ra bên ngoài View Controller (parent view controller)
    import UIKit
    
    class ViewControllerB: UIViewController {
        
        var viewCustomB: CustomViewB!
        
        override func viewDidLoad() {
            super.viewDidLoad()
            // Do any additional setup after loading the view.
            initView()
        }
        
        private func initView() {
            let nib = UINib(nibName: "CustomViewB", bundle: nil)
            let objects = nib.instantiate(withOwner: nil, options: nil)
    
            if let firstView = objects.first as? CustomViewB {
                firstView.backgroundColor = .red
                viewCustomB = firstView
                view.addSubview(viewCustomB)
                viewCustomB.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
                viewCustomB.widthAnchor.constraint(equalToConstant: 240).isActive = true
                viewCustomB.heightAnchor.constraint(equalTo: viewCustomB.widthAnchor).isActive = true
                viewCustomB.centerXAnchor.constraint(equalTo: view.centerXAnchor).isActive = true
                viewCustomB.centerYAnchor.constraint(equalTo: view.centerYAnchor).isActive = true
            }
        }
    }

    Chạy app và ta đã tạo được một custom view, kết quả như hình bên dưới.

    Như vậy ta vẫn có thể add custom view bằng cách B này, nhưng nó có nhược điểm:

    • Ta sẽ phải load file nib (CustomViewB.xib) mọi nơi mà ta muốn dùng nó và sẽ gây ra duplicate code.

    Cách C. Thêm custom view dùng Custom Class và FileOwner

    • Bước 1: Tạo file CustomViewC.swift và CustomViewC.xib giống file CustomViewA như ở cách A
    • Bước 2: Tạo 1 button ở giữa view
    • Bước 3: Lần này, ta set CustomClass của view là “CustomViewC”, còn set FileOwner là parent class của nó (ViewControllerC)
    • Bước 4: Để logic load file xib ở parent class (để tránh crash như cách B) và kéo IBAction của button vào cả parent và custom view class

    Khi tap button, ta thấy debug đều chỉ ra cùng là một object.

    ==> Ok vậy ta đã thử qua 3 cách để tạo một custom view, ta có thể thấy rằng cách A đầu tiên dùng FileOwner là tiện lợi nhất

    • Dễ reuse trong toàn app thông qua code, xib hoặc storyboards
    • Không dính crash, tránh duplicate code như cách B

    Sau đây là một số tip mà các bạn chắc cũng đã biết =)))

    Tip1: Ở trong file xib, bạn có thể chọn Size “Freeform” trong Attribute Inspector để resize view

    Tip2: Trong cách A, ta có thể tạo một outlet contentView là top-level view của file xib, từ đó không cần phải get first object khi instantiate xib file nữa.

    Bài viết có tham khảo nguồn từ 2 link dưới đây, ở đó họ sẽ giải thích chi tiết view là gì, được khởi tạo như thế nào, file nib là gì, cách dùng customview bằng code hoặc file nib…

    https://github.com/codepath/ios_guides/wiki/Custom-Views#how-views-are-defined-and-instantiated

    https://medium.com/@bhupendra.trivedi14/understanding-custom-uiview-in-depth-setting-file-owner-vs-custom-class-e2cab4bb9df8

    Code: https://github.com/sonvuhwg/AddCustomView

    Have a nice day!

  • Học lập trình với ngôn ngữ Swift – Bài 1: Chào mừng bạn đến với Swift

    Học lập trình với ngôn ngữ Swift – Bài 1: Chào mừng bạn đến với Swift

    Trước khi bắt đầu thực hiện những dòng code đầu tiên cho ứng dụng của bạn bằng ngôn ngữ lập trình Swift, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về nó để biết rằng tại sao chúng ta lại chọn Swift để làm các ứng dụng, nó có những ưu điểm gì? lịch sử hình thành như nào? Xu hướng phát triển ra sao? Liệu nó có đáng để chúng ta tìm hiểu và học hay không?. Vậy các bạn cùng mình tiếp tục theo dõi bài viết này nhé.

    Định nghĩa về Swift

    Swift là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng dành cho việc phát triển iOS và macOSwatchOStvOS và z/OS. được giới thiệu bởi Apple tại hội nghị WWDC 2014.Swift được mong đợi sẽ tồn tại song song cùng Objective-C, ngôn ngữ lập trình hiện tại dành cho các hệ điều hành của Apple. Swift được thiết kế để hoạt động với các framework Cocoa và Cocoa Touch của Apple và phần lớn mã Objective-C hiện có được viết cho các sản phẩm của Apple. Nó được biên dịch với trình biên dịch LLVM và đã được đưa vào Xcode kể từ phiên bản 6, phát hành năm 2014. Trên các nền tảng của Apple[12], nó sử dụng thư viện runtime Objective-C cho phép mã CObjective-CC++ và Swift cùng chạy trong một chương trình.[13]

    Apple dự định Swift hỗ trợ nhiều khái niệm cốt lõi liên quan đến Objective-C, đáng chú ý là thu hồi động, các ràng buộc phổ thông, lập trình mở rộng và các tính năng tương tự, nhưng theo cách “an toàn hơn”, giúp dễ dàng bắt lỗi phần mềm hơn; Swift có các tính năng giải quyết một số lỗi lập trình phổ biến như con trỏ rỗng cung cấp cú pháp đặc biệt để giúp tránh kim tự tháp diệt vong. Swift hỗ trợ khái niệm về khả năng mở rộng giao thức, một hệ thống mở rộng có thể được áp dụng cho các kiểu, cấu trúc và lớp, mà Apple khuyến khích như một sự thay đổi thực sự trong mô hình lập trình mà họ gọi là “lập trình hướng giao thức” (tương tự như đặc điểm).

    Swift được giới thiệu tại Worldwide Developers Conference (WWDC) 2014 của Apple.Nó đã trải qua quá trình nâng cấp lên phiên bản 1.2 trong năm 2014 và nâng cấp lớn hơn cho Swift 2 tại WWDC 2015. Ban đầu, ngôn ngữ độc quyền, phiên bản 2.2 được được chuyển sang phần mềm nguồn mở theo Giấy phép Apache 2.0 vào ngày 3 tháng 12 năm 2015, dành cho các nền tảng của Apple và Linux.[17][18]

    Thông qua phiên bản 3.0, cú pháp của Swift đã trải qua quá trình phát triển quan trọng, với nhóm nòng cốt làm cho sự ổn định nguồn trở thành trọng tâm trong các phiên bản sau.[19][20] Trong quý đầu tiên của năm 2018, Swift đã vượt qua Objective-C về mức độ phổ biến.[21]

    Swift 4.0, được phát hành vào năm 2017, đã giới thiệu một số thay đổi đối với một số lớp và cấu trúc tích hợp. Mã được viết bằng các phiên bản trước của Swift có thể được cập nhật bằng chức năng di chuyển được tích hợp trong Xcode

    Vào tháng 3 năm 2017, chưa đầy 3 năm sau khi chính thức ra mắt, Swift đã đứng đầu trong bảng xếp hạng TIOBE hàng tháng về các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.[22] Một tài liệu 500 trang về Swift cũng được phát hành tại WWDC, miễn phí trên iBooks Store.

    Nguồn: WIKI, bạn có thể đọc thêm về lịch sử hình thành và phát triển và các thông tin khác ở WIKI

    Giới thiệu về Swift

    Apple định nghĩa về ngôn ngữ lập trình Swift là một cách tuyệt vời để viết phần mềm, cho dù đó là phần mềm trên điện thoại, máy tính, server hay bất kể thứ gì khác chạy code. Nó là ngôn ngữ lập trình an toàn, nhanh chóng và có tính tương tác, kết hợp với tư duy ngôn ngữ hiện đại tốt nhất với sự không ngoan từ văn hoá kỹ thuật rộng lớn của Apple và những đóng góp đa dạng từ cộng đồng mã nguồn mở. Trình biên dịch thì tối ưu hoá cho hiệu suất và ngôn ngữ được tối ưu hoá cho sự phát triển mà không ảnh hưởng tới cả hai.

    Swift rất thân thiện với các lập trình viên mới, nó là ngôn ngữ lập trình chất lượng công nghiệp, biểu cảm và thú vị như ngôn ngữ kịch bản. Viết code Swift trong Playground cho phép bạn thử nghiệm code và xem kết quả ngay lập tức mà không tốn chi phí để xây dụng ứng dụng.

    Swift xác định loại bỏ các lớp lớn các lỗi lập trình phổ biến bằng cách áp dụng các mẫu lập trình hiện đại:

    • Các biến luôn được khởi tạo trước khi sử dụng.
    • Các chỉ số mảng được kiểm tra lỗi ngoài giới hạn(out-of-bounds).
    • Số nguyên được kiểm tra tràn(overflow).
    • Optionals đảm bảo rằng các giá trị nil được xử lý rõ ràng.
    • Bộ nhớ được quản lý tự động.
    • Xử lý lỗi cho phép phục hồi có kiểm soát từ các lỗi không mong muốn.

    Mã Swift được biên dịch và tối ưu hóa để tận dụng tối đa phần cứng hiện đại. Cú pháp và thư viện chuẩn đã được thiết kế dựa trên nguyên tắc hướng dẫn rằng cách rõ ràng để viết mã của bạn cũng sẽ hoạt động tốt nhất. Sự kết hợp giữa an toàn và tốc độ khiến Swift trở thành lựa chọn tuyệt vời cho mọi thứ từ “Xin chào, thế giới!” cho toàn bộ hệ điều hành.

    Swift kết hợp suy luận kiểu mạnh mẽ và so khớp mẫu với cú pháp nhẹ, hiện đại, cho phép các ý tưởng phức tạp được thể hiện một cách rõ ràng và ngắn gọn. Kết quả là mã không chỉ dễ viết hơn mà còn dễ đọc và dễ bảo trì hơn.

    Swift đã được phát triển trong nhiều năm và nó tiếp tục phát triển với các tính năng và khả năng mới. Mục tiêu của Apple dành cho Swift rất tham vọng. Apple rất muốn xem bạn tạo thật nhiều ứng dụng với Swift.

    Khả năng tương thích phiên bản

    Phần này mô tả Swift 5.8, phiên bản mặc định của Swift được bao gồm trong Xcode 14. Bạn có thể sử dụng Xcode 14 để xây dựng các target được viết bằng Swift 5.8, Swift 4.2 hoặc Swift 4.

    Khi bạn sử dụng Xcode 14 để xây dựng code Swift 4 và Swift 4.2, hầu hết các chức năng của Swift 5.8 đều khả dụng. Điều đó nói rằng, những thay đổi sau chỉ có sẵn cho code sử dụng Swift 5.8 trở lên:

    Các hàm trả về loại không trong suốt yêu cầu thời gian chạy Swift 5.1.

    Sự cố gắng? biểu thức không đưa ra mức tùy chọn bổ sung cho các biểu thức đã trả về các tùy chọn.

    Biểu thức khởi tạo số nguyên lớn được suy ra là kiểu số nguyên chính xác. Ví dụ: UInt64(0xffff_ffff_ffff_ffff) đánh giá giá trị chính xác thay vì tràn.

    Đồng thời yêu cầu Swift 5.8 hoặc version cao hơn và một phiên bản của thư viện tiêu chuẩn Swift cung cấp các loại đồng thời tương ứng. Trên các nền tảng của Apple, hãy đặt target triển khai ít nhất là iOS 13, macOS 10.15, tvOS 13 hoặc watchOS 6.

    Targer được viết bằng Swift 5.8 có thể phụ thuộc vào Target được viết bằng Swift 4.2 hoặc Swift 4 và ngược lại. Điều này có nghĩa là nếu bạn có một dự án lớn được chia thành nhiều Framework, bạn có thể di chuyển code của mình từ Swift 4 sang Swift 5.8 bằng một Framework.

    Tổng kết

    Vậy là chúng ta đã đã biết qua hầu hết các thông tin về Swift, bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm quen với công cụ XCode và thực hiện những dòng code đầu tiên trên ngôn ngữ lập trình Swift.