Chào các bạn, để tiếp tục series về Architecture pattern thì hôm nay mìn sẽ giới thiệu đến một mô hình có thể giải quyết được một số nhược điểm của các mô hình cũ như MVC, MVP.
Nếu các bạn chưa tiếp cận hoặc chưa tìm hiều về các Architecture Pattern bao giờ thì có thể xem lại các bài viết của mình về MVC hoặc MVP tại đây:
iOS Architecture Patterns: Cocoa MVC
MVP Architecture Pattern và biến thể MVP-C
Để khi đi vào bài viết này chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được nội dung bài viết truyền tải.
Lịch sử hình thành và phát triển
MVVM được viết đầy đủ là Model View ViewModel, MVVM là một biến thể của mẫu thiết kế Presentation Model của Martin Fowler. Nó được sáng lập ra bởi các kiến trúc sư của Microsoft tên là Ken Cooper và Ted Peters, nó đặc biệt được sinh ra để làm đơn giản việc lập trình hướng sự kiện (event-driven programming). MVVM được tích hợp vào Windows Presentation Foundation (WPF) (hệ thống đồ họa .NET của Microsoft) và Silverlight, dẫn xuất ứng dụng Internet của WPF. John Gossman, một kiến trúc sư Microsoft WPF và Silverlight, đã công bố MVVM trên blog của mình vào năm 2005.
MVVC là gì?
MVVC là một mẫu kiến trúc giúp tách biệt source code của bạn ra thành nhiều thành phần khác nhau. Nó giúp code của bạn có các thành phần độc lập, giúp cho quá trình phát triển và kiểm thử ứng dụng trở nên rõ dàng và dễ dàng hơn.
Cấu tạo của MVVM
MVVM gồm 3 phần chính là Model, View và ViewModel.
Model
Là nơi chứa dữ liệu và xử lí business logic, model sẽ thực hiện các công việc như lưu trữ các data được lấy về từ API, local storage, v.v. Nó độc lập so với View và tương tác với View thông qua ViewModel.
View
Là nơi hiển thị giao diện cho người dùng, nhận các sự kiện từ người dùng, xử lí và gửi các yêu cầu của người dùng cho ViewModel xử lí. View trong iOS thì thông thường là các thành phần của UIKit, storyboard, xib …, ở MVVM trong iOS thì View bao gồm cả các View Controller, nó sẽ là thành phần cài đặt cho View và gửi và nhận thông tin từ ViewModel.
ViewModel
Là nơi xử lí các logic hiển thị(presentation logic), nó là cầu nối giữa View và Model. ViewModel sẽ nhận yêu cầu từ View và lấy dữ liệu từ model về xử lí sau đó trả lại cho View thứ mà nó cần để hiển thị lên màn hình cho người dùng.
Trong khi MVC thì Controller, MVP thì có Presenter làm trung gian giữa View và Model. Ở MVVM thì ViewModel cũng tương tự, nó là thành phần trung gian giúp kết nối View với Model.
Ưu điểm của MVVM
- Vì MVVM là mô hình nâng cấp của MVC, cho nên nó giúp app vẫn duy trì cấu trúc của mô hình MVC và bao gồm các ưu điểm của MVC
- Giảm tải lượng code chứa trong View và View Controller.
- Khi đó View và View Controller trở nên đơn giản hơn khi những logic.
Ví dụ như logic về quy định cách hiển thị của dữ liệu, được chuyển hết sang ViewModel. Điều này khiến cho code trở nên dễ hiểu và dễ maintain hơn. - Sự liên lạc giữa các thành phần trong mô hình rõ ràng, khiến nó hoạt động tốt hơn với cơ chế binding dữ liệu.
- Có thể thực hiện UnitTest lên tầng ViewModel.
- Nhiệm vụ được chia đều cho các tầng
Nhược điểm của MVVM
- Nhiều file nên source code lại nhiều thêm
- Tương tác giữa các thành phần phức tạp hơn các mẫu kiến trúc khác như MVC, MVP vì vậy người mới khó tiếp cận và thực hiện hơn.
- Rắc rối trong việc phản hồi lại yêu cầu hơn so với các mẫu kiến trúc khác
- Đối với nhưng dự án nhỏ thì nó lại quá cồng kềnh để thực hiện
Tổng kết
MVVM là một mẫu kiến trúc rất tốt khi bạn triển khai những ứng dụng có kích thước vừa và lớn, nó hỗ trợ UnitTest khá hiệu quả. Trong MVVM thì nhiệm vụ được chia đều cho các tầng vì vậy sẽ không quá khó để quản lý source code. Mình hi vọng bài viết giúp các bạn có thể dễ dàng hơn khi chon mẫu kiến trúc cho các dự án mới. Chúc các bạn thành công!