MVP Architecture Pattern và biến thể MVP-C

by DaoNM2
365 views

Là một Developer, chắc hẳn các bạn đã trải qua nhiều dự án khác nhau. Thông thường khi bạn càng làm nhiều dự án bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận đến các loại Architecture pattern khác nhau như MVC, MVP, MVVM, VIPPER, … 

Sau khi chinh chiến ở các dự án lớn nhỏ khác nhau mình cũng tích luỹ được một chút kiến thức về MVP Architecture pattern, vì vậy mình muốn viết một bài để chia sẻ một số kiến thức nho nhỏ mà mình đã học được về MVP cho những bạn chưa có cơ hội làm việc với MVP Architecture pattern.

Lịch sử hình thành và phát triển

MVP là viết tắt của Model View Presenter, nó bắt nguồn từ đầu những năm 1990 tại Talligent, một liên doanh của Apple, IBM và Hewlett-Packard. MVP là mô hình lập trình cơ bản để phát triển ứng dụng trong môi trường CommonPoint dựa trên C++ của Taligent. Sau này nó đã được Taligent chuyển sang Java.

Đến năm 1998 thì Taligent giải thể, Andy Bower và Blair McFlashan của Dolphin Samlltalk đã điều chỉnh MVP để tạo cơ sở cho Smalltalk của họ.

Đến năm 2006 thì Microsoft cũng bắt đầu kết hợp MVP vào tài liệu và ví dụ về lập trình giao diện người dùng trong .NET Framework.

Đến nay thì MVP được sử dụng khá là rộng rãi vì những lợi ích mà nó đem lại cho các lập trình viên. Ngoài ra MVP cũng có rất nhiều biến thể để cải thiện những nhược điểm của nó.

MVP là gì?

MVP là một mẫu kiến trúc giao diện người dùng(user interface architecture pattern) được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho Automated Unit Testing(Chạy Unit Test tự động) và cải thiện việc phân tách các thành phần trong trình bày logic(presentation logic).

MVP sinh ra dựa trên kiến trúc MVC, nó hướng tới mục tiêu cải thiện kiến trúc MVC.

MVP được thể hiện băng hình ảnh sau:

Model: là một interface xác định dữ liệu được hiển thị hoặc dữ liệu này được thực hiện trong giao diện người dùng.

View: là một interface thụ động dùng để hiện thị dữ liệu của Model và định hướng các lệnh người dùng (events) tới Presenter để Presenter hành động dựa trên các dữ liệu đó.

Presenter: hành động theo Model và View. Presenter lấy dữ liệu từ kho lưu trữ (Model), sau đó định dạng dữ liệu và hiển thị lên View.

Ưu điểm của MVP

Như đã nói ở trên do MVP được xây dựng dựa trên kiến trúc MVC nên nó sẽ có các ưu điểm tương tự như MVC. Các bạn có thể xem thêm về MVC ở bài viết sau: iOS Architecture Patterns: Cocoa MVC

Mục đích cao cả của MVP sinh ra là để cải thiện những nhược điểm của kiến trúc MVC vì vậy nó giúp giảm tải lượng lớn logic nằm ở tầng Model so với mô hình MVC

Kiến trúc MVP có tầng Presenter chuyên để xử lý các logic hiển thị, nó là thành phần trung gian tương tác với View và Model qua interface nên nó có thể viết Unit testing một cách dễ dàng.

Nhược điểm của MVP

Cũng như MVC, kiến trúc MVP cũng có những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của MVP là càng về sau Presenter của MVP sẽ càng phình to nếu logic được thêm mới. Khí đó bạn sẽ rất khó để chia nhỏ khi presenter quá lớn.

Biến thể MVP-C trong iOS

Khái niệm Coordinator lần đầu tiên được đưa ra bởi Khanlou vào năm 2015, nó là một giải pháp để xử logic luồng cho View Controller.

Dựa trên điều này kiến trúc MVP-C được ra đời với C là Coordinator làm nhiệm vụ xử lý luồng cho ứng dụng và các tầng cũ là Model, View và Presenter vẫn giống như MVP được mô tả ở trên.

Ưu điểm của MVP-C

View controller có thể tập trung vào mục tiêu chính của chúng. Giúp phân chia rõ ràng vai trò của View.

Giúp giảm tải các logic trên các tầng khác, ta có thể đưa một số logic như phân luồng di chuyển màn hình từ presenter vào coordinator để giúp presenter đỡ trở nên cồng kềnh khi có quá nhiều logic. Nó đã cải thiện được nhược điểm của kiến trúc MVP truyền thống.

Ngoài ra Coordinator cũng được ứng dụng vào các kiến trúc khác như MVC để tạo ra MVC-C và MVVM tạo ra MVVM-C.

Tổng kết

Đó là những kiến thức mà mình đã tích luỹ được khi làm việc với các dự án được thực hiện theo kiến trúc MVP. Mình hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn khi cần thiết.

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like