Unit Test – Cách tạo mới Test Plan trên XCode

by DaoNM2
185 views

Thông thường thì các ứng dụng phát triển càng lâu thì tính năng của nó sẽ càng nhiều, điều này cũng làm cho khối lượng source code và Unit Test cũng tăng theo, có một số dự án xây dựng theo mô hình module hoá, khi này sẽ có rất nhiều module trong dự án cần thực hiện test nếu chúng ta chạy tất cả các file của project thì nó sẽ tốn rất nhiều thời gian, làm giảm đi năng suất làm việc của bản thân. Vì vậy để thực hiện các test case một cách nhanh chóng và hiệu quả Xcode cho phép chúng ta tự tạo Test Plan theo đúng kế hoạch mà chúng ta muốn. Chúng ta có thể tạo một test plan để test một màn hình riêng biệt cho đến hàng trăm màn hình hoặc có thể là một module mà chúng ta đang làm hay tất cả test case của ứng dụng.

Tạo mới Test Plan

Để tạo mới Test Plan ta làm theo các bước như sau:

Tạo mới test plan

Đặt tên cho test plan, bạn có thể đặt tên tuỳ ý miễn sao nó đúng với ý nghĩa là được. Sau đó bấm “Create” để Xcode thực hiện.

Sau khi tạo xong, test plan mới tạo sẽ được thêm vào danh sách, bạn có thể kiểm tra bằng cách thao tác như hình phía dưới đây

Để thực hiện cấu hình cho test plan mới này chúng ta bấm vào Edit Test Plan ở trên hình.

Do test plan mới được tạo nên bạn sẽ thấy nó trống, lúc này chưa có một file/class/module/target nào được thêm vào để test nên chúng ta cần thêm nó vào bằng cách bấm vào dấu + trên màn hình dưới đây:

Tương tự nếu bạn muốn loại bỏ một target nào thì ta có thể bấm dấu – để xoá khỏi test plan.

Chọn target mà bạn muốn thêm vào test plan và bấm “Add” để thêm target vào test plan.

Xcode sẽ thêm tất cả các file test chúng ta đã viết vào trong mục Tests, ở đây bạn sẽ nhìn thấy tất cả các file test mà bạn viết, bạn có thể bỏ tích một func hay 1 file để Xcode không chạy phần đó khi run test plan của bạn.

Để khi chạy test chúng ta xem được Code Coverage thì chúng ta cần đổi giá trị Code Coverage bên Configurations sang ON

Lúc này khi chạy Test Plan này chúng ta sẽ xem được kết quả bằng cách Report Navigator -> Local -> Test -> Coverage

Dựa vào báo cáo này bạn sẽ biết được bạn đã viết test case chạy qua được bao nhiêu phần trăm của source code từ đó bạn sẽ có thể đưa ra các action phù hợp.

Lưu ý Code Coverage chỉ là con số chỉ ra rằng source code test case của bạn đã chạy qua bao nhiêu dòng code, chứ nó không phải là chỉ số đảm bảo độ tin cậy source code của bạn. Vì vậy nó chỉ là điều kiện đủ, code coverage càng cao thì điều đó chứng tỏ Test Case của bạn đã chạy qua càng nhiều dòng code. Để đảm bảo chất lượng source code thì các bạn cần có một chút tư duy về testing, biết xác định các cặp input và output để thực hiện test, cần xác định các điều kiện biên, ngoại lệ, trường hợp lỗi, trường hợp thành công …. thì việc viết test case mới có hiệu quả.

Hi vọng bài viết giúp ích được cho các bạn!

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like