Tag: Spring Boot

  • Ánh xạ quan hệ 1-1 sử dụng chia sẻ khoá chính trong Hibernate

    Ánh xạ quan hệ 1-1 sử dụng chia sẻ khoá chính trong Hibernate

    Các chương trình máy tính thể hiện các nhu cầu thực tế của con người, chúng ánh xạ các đối tượng trong thế giới thực thành các thực thể. Khi thực hiện quá trình ánh xạ đó, chúng ta thực hiện ánh xạ cả mối quan hệ giữa chúng. Trong bài viết này chúng ta đặt mối quan tâm tới các đối tượng có mối quan hệ 1-1 với nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chúng được thể hiện trong chương trình máy tính như thế nào.

    Các đối tượng trong thế giới thực được phản ánh trong chương trình máy tính như thế nào?

    Trước tiên chúng ta thấy các đối tượng sẽ được ánh xạ tương ứng thành các class trong các ngôn ngữ lập trình. Khi chúng được lưu trữ vào database, chúng sẽ được ánh xạ thành các bản ghi của một bảng. Vậy thì mối quan hệ giữa chúng được định nghĩa như thế nào? Đối với các bảng trong database, các khoá trong bảng sẽ thể hiện mối quan hệ giữa các bảng. Đối với quan hệ 1-1 chúng ta có thể định nghĩa theo 2 cách:

    • Sử dụng khoá ngoại duy nhất (một cột được đánh dấu là khoá ngoại và nó cũng là duy nhất trong bảng đó).
    • Hai bảng cùng chia sẻ khoá chính.

    Các đối tượng được phản ánh thành các bảng trong database

    Chúng ta cùng xem xét các thực thể được phản ánh thành các bảng trong database thông qua một vài ví dụ các bảng được thiết kế trong database như thế nào. Đối với cách sử dụng khoá ngoại duy nhất, các bảng có thể được định nghĩa như sau:

    Trong trường hợp bạn sử dụng cách chia sẻ khoá chính giữa hai bảng, các bảng trong database có thể được định nghĩa như sau:

    Các đối tượng được ánh xạ thành các class như thế nào?

    Đối với cách sử dụng khoá ngoại duy nhất, chúng ta có thể tham khảo cách định nghĩa mối quan hệ của chúng trong Spring Boot qua các bài viết sau:

    Trường hợp bạn sử dụng cách chia sẻ khoá chính giữa hai bảng chúng ta tìm hiểu qua từng bước dưới đây.

    Định nghĩa các bảng trong database

    Với ví dụ ở trên các bạn có thể sử dụng đoạn mã sau để tạo ra các bảng:

    CREATE TABLE IF NOT EXISTS `user` (
      `id` BIGINT NOT NULL AUTO_INCREMENT
      , `username` VARCHAR(255) UNIQUE
      , `created_at` DATETIME DEFAULT CURRENT_TIMESTAMP
      , `created_by` BIGINT DEFAULT NULL
      , `updated_at` DATETIME DEFAULT NULL ON UPDATE CURRENT_TIMESTAMP
      , `updated_by` BIGINT DEFAULT NULL
      , `deleted_at` DATETIME DEFAULT NULL
      , `deleted_by` BIGINT DEFAULT NULL
      , PRIMARY KEY (`id`)
    );
    
    CREATE TABLE IF NOT EXISTS `user_info` (
      `user_id` BIGINT NOT NULL
      , `first_name` VARCHAR(255)
      , `last_name` VARCHAR(255)
      , PRIMARY KEY (`user_id`)
      , FOREIGN KEY (`user_id`) REFERENCES `user` (`id`) ON DELETE NO ACTION ON UPDATE NO ACTION
    );
    

    Chúng ta có thể tham khảo cách migrate các bảng này bằng cách sử dụng Flyway trong bài viết Hướng dẫn migrate cơ sở dữ liệu sử dụng Flyway trong ứng dụng Spring Boot .

    Định nghĩa các entity để ánh xạ các bảng với các class

    Tiếp theo chúng ta cần định nghĩa các entity thành các class tương ứng. Từ đó, chúng ta có thể thực hiện các thao tác CRUD hoặc các thao tác truy vấn trên các bảng tương ứng.

    /**
     * <code>user_info</code>.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    @Entity(name = "user_info")
    public class UserInfo {
    
      /** <code>user_id</code>. */
      @Id
      private Long userId;
    
      /** <code>first_name</code>. */
      private String firstName;
    
      /** <code>last_name</code>. */
      private String lastName;
    
      @MapsId
      @ToString.Exclude
      @PrimaryKeyJoinColumn
      @Fetch(FetchMode.JOIN)
      @OneToOne(cascade = CascadeType.PERSIST, optional = false, fetch = FetchType.EAGER)
      private User user;
    }
    
    /**
     * <code>user</code>.
     *
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @ToString
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    @Entity(name = "user")
    @EqualsAndHashCode(onlyExplicitlyIncluded = true)
    public class User {
    
      /** <code>id</code>. */
      @Id
      @EqualsAndHashCode.Include
      @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
      private Long id;
    
      /** <code>username</code>. */
      private String username;
    
      /** <code>created_at</code>. */
      private LocalDateTime createdAt;
    
      /** <code>created_by</code>. */
      private Long createdBy;
    
      /** <code>updated_at</code>. */
      private LocalDateTime updatedAt;
    
      /** <code>updated_by</code>. */
      private Long updatedBy;
    
      /** <code>deleted_at</code>. */
      private LocalDateTime deletedAt;
    
      /** <code>deleted_by</code>. */
      private Long deletedBy;
    
      /** <code>user_info.user_id</code> */
      @ToString.Exclude
      @OneToOne(mappedBy = "user", fetch = FetchType.EAGER)
      private UserInfo userInfo;
    }
    

    Chúng ta sử @Id để đánh dấu thuộc tính được ánh xạ tương ứng với trường khoá chính của bảng. Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng trường tự tăng để sinh ra khoá chính cho bảng, do đó chúng ta sử dụng @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY) để thông báo với Hibernate rằng trường này sẽ được tự sinh trong database.

    Tiếp theo là phần quan trọng nhất, chúng ta sử dụng @MapsId để đánh dấu thuốc tính định nghĩa mối quan hệ 1-1 cùng với @OneToOne để xác định thực thể trong bảng có quan hệ 1-1 tương ứng. @MapsId sẽ thông báo cho Hibernate biết rằng chúng ta đang sử dụng khoá chính làm trường để thực hiện phép JOIN.

    Tiếp đến để thực hiện ánh xạ quan hệ 1-1 hai chiều, chúng ta sử dụng @OneToOne(mappedBy = "user", fetch = FetchType.EAGER) để đánh dấu thuộc tính ánh xạ sang thực thể nguồn đã được định nghĩa ở trên. Thuộc tính mappedBy chính là tên thuộc tính được khai báo với @MapsId ở trên.

    Xác nhận việc định nghĩa quan hệ 1-1

    Tiếp theo chúng ta cùng viết một đoạn chương trình nhỏ để kiểm tra lại các bước đã thực hiện ở trên.

    /**
     * Main.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Component
    @RequiredArgsConstructor
    public class Main implements CommandLineRunner {
    
      private final UserRepository userRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public void run(String... args) throws Exception {
        var uuid = UUID.randomUUID();
        var userInfo = UserInfo.builder().firstName("Hieu-" + uuid).lastName("Nguyen-" + uuid).build();
        var user = User.builder().username("hieunv-" + UUID.randomUUID()).userInfo(userInfo).build();
        userInfo.setUser(user);
        userRepository.save(user);
      }
    }
    

    Chạy thử đoạn chương trình này chúng ta sẽ nhận được output như sau:

    2023-02-15 18:56:38.262 DEBUG 25263 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : 
        insert 
        into
            user
            (created_at, created_by, deleted_at, deleted_by, passport_id, updated_at, updated_by, username) 
        values
            (?, ?, ?, ?, ?, ?, ?, ?)
    Hibernate: 
        insert 
        into
            user
            (created_at, created_by, deleted_at, deleted_by, passport_id, updated_at, updated_by, username) 
        values
            (?, ?, ?, ?, ?, ?, ?, ?)
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [TIMESTAMP] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [2] as [BIGINT] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [3] as [TIMESTAMP] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [4] as [BIGINT] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [5] as [BIGINT] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [6] as [TIMESTAMP] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [7] as [BIGINT] - [null]
    2023-02-15 18:56:38.264 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [8] as [VARCHAR] - [hieunv-48779f8f-4efe-4d15-b658-92ebd3f7d9a3]
    2023-02-15 18:56:38.278 DEBUG 25263 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : 
        insert 
        into
            user_info
            (first_name, last_name, user_id) 
        values
            (?, ?, ?)
    Hibernate: 
        insert 
        into
            user_info
            (first_name, last_name, user_id) 
        values
            (?, ?, ?)
    2023-02-15 18:56:38.278 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [VARCHAR] - [Hieu-3c8726d4-0d3f-49f6-ba05-819bbb428863]
    2023-02-15 18:56:38.278 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [2] as [VARCHAR] - [Nguyen-3c8726d4-0d3f-49f6-ba05-819bbb428863]
    2023-02-15 18:56:38.278 TRACE 25263 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [3] as [BIGINT] - [9]
    

    Chúng ta thấy rằng có 2 bản ghi đã được insert vào 2 bảng chúng ta đã định nghĩa ở trên.

    Tổng kết

    Trong bài viết này chúng ta đã cùng đi từ các khái niệm cơ bản liên quan đến quan hệ 1-1 cũng như cách triển khai quan hệ này với MySQL database. Sau đó chúng ta cũng viết một ứng dụng đơn giản bằng Spring Boot để minh hoạ cơ chế hoạt động của quan hệ này.

  • Ánh xạ one-to-one bidirectional trong Hibernate sử dụng khoá ngoại

    Ánh xạ one-to-one bidirectional trong Hibernate sử dụng khoá ngoại

    Chúng ta đã cùng tìm hiểu về ánh xạ one-to-one unidirectional. Chúng ta cũng đã đề cập tới one-to-one bidirectional. Với one-tone-unidirectional chúng ta đã có thể truy cập thực thể đích từ thực thể nguồn nhưng không thể truy cập ngược lại. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hạn chế của quan hệ unidirectional và tại sao chúng ta cần quan hệ bidirectional.

    Những hạn chế của one-to-one unidirectional

    Trong bài viết trước chúng ta đã định nghĩa hai thực thể CustomerAccount có quan hệ thông qua khoá ngoại ACCOUNT_ID. Nếu bằng cách nào đó, chúng ta chỉ xoá thực thể Account và để nguyên thực thể Customer, khi đó khoá ngoại trong bảng Customer sẽ tham chiếu tới một đối tượng không tồn tại, vấn đề này còn được gọi là dangling foreign key. Tuỳ chọn xoá thực thể Customer khi thực thị Account bị xoá phụ thuộc vào thiết kế cơ dữ liệu, đôi khi chúng ta muốn giữ lại thực thể Customer dưới dạng thông tin lưu trữ để theo dõi lịch sử. Chúng ta có thể làm điều này mà không cần thay đổi cơ sở dữ liệu bằng cách thay đổi thực thể Account

    /**
     * <code>account</code>.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @AllArgsConstructor
    @NoArgsConstructor
    @Entity(name = "account")
    @ToString(onlyExplicitlyIncluded = true)
    @EqualsAndHashCode(onlyExplicitlyIncluded = true)
    public class Account {
    
      /** <code>id</code>. */
      @Id
      @ToString.Include
      @EqualsAndHashCode.Include
      @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
      private Long id;
    
      /** <code>username</code>. */
      @ToString.Include private String username;
    
      @OneToOne(mappedBy = "account", cascade = CascadeType.ALL)
      private Customer customer;
    }
    

    Ở thực thể Account chúng ta không có cột nào có thể sử dụng để tham chiếu tới thực thể Customer. Do đó chúng ta cần đến sự hỗ trợ từ Hibernate.

    Cài đặt one-to-one bidirectional

    Chúng ta chỉ cần thêm đoạn mã sau vào thực thể Account:

      ...
      @OneToOne(mappedBy = "account", cascade = CascadeType.ALL)
      private Customer customer;
      ...
    

    Định nghĩa mappedBy = "account" sẽ thông báo cho Hibernate biết rằng nó cần tìm thuộc tính account trong thực thể Customer và liên kết thực thể cụ thể đó với đối tượng Account. Bây giờ chúng ta cùng thêm một thực thể vào database nhưng lúc này chúng ta sẽ save thực thể Account và thực thể Customer cũng sẽ được thêm vào database vì chúng ta đã sử dụng cascade = CascadeType.ALL.

    @Component
    public class Main implements CommandLineRunner {
      @Autowired private AccountRepository accountRepository;
      @Autowired private CustomerRepository customerRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public void run(String... args) throws Exception {
        var customer = Customer.builder().firstName("Hieu").lastName("Nguyen").build();
        var account = Account.builder().username("hieunv").customer(customer).build();
        customer.setAccount(account);
        accountRepository.save(account);
      }
    }
    

    Sau khi chạy đoạn mã trên, chúng ta thấy rằng có 2 bản ghi đã được insert vào database. Chúng ta cũng sẽ thấy ouput như sau:

    2023-02-07 13:05:42.746 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : On TransactionImpl creation, JpaCompliance#isJpaTransactionComplianceEnabled == false
    2023-02-07 13:05:42.746 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : begin
    2023-02-07 13:05:42.764 DEBUG 90289 --- [           main] org.hibernate.engine.spi.ActionQueue     : Executing identity-insert immediately
    2023-02-07 13:05:42.767 DEBUG 90289 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : insert into account (username) values (?)
    Hibernate: insert into account (username) values (?)
    2023-02-07 13:05:42.769 TRACE 90289 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [VARCHAR] - [hieunv]
    2023-02-07 13:05:42.778 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.id.IdentifierGeneratorHelper         : Natively generated identity: 2
    2023-02-07 13:05:42.778 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.r.j.i.ResourceRegistryStandardImpl   : HHH000387: ResultSet's statement was not registered
    2023-02-07 13:05:42.779 DEBUG 90289 --- [           main] org.hibernate.engine.spi.ActionQueue     : Executing identity-insert immediately
    2023-02-07 13:05:42.779 DEBUG 90289 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : insert into customer (account_id, first_name, last_name) values (?, ?, ?)
    Hibernate: insert into customer (account_id, first_name, last_name) values (?, ?, ?)
    2023-02-07 13:05:42.779 TRACE 90289 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [2]
    2023-02-07 13:05:42.779 TRACE 90289 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [2] as [VARCHAR] - [Hieu]
    2023-02-07 13:05:42.779 TRACE 90289 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [3] as [VARCHAR] - [Nguyen]
    2023-02-07 13:05:42.792 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.id.IdentifierGeneratorHelper         : Natively generated identity: 2
    2023-02-07 13:05:42.792 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.r.j.i.ResourceRegistryStandardImpl   : HHH000387: ResultSet's statement was not registered
    2023-02-07 13:05:42.792 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : committing
    2023-02-07 13:05:42.793 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Processing flush-time cascades
    2023-02-07 13:05:42.793 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Dirty checking collections
    2023-02-07 13:05:42.794 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 insertions, 0 updates, 0 deletions to 2 objects
    2023-02-07 13:05:42.794 DEBUG 90289 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 (re)creations, 0 updates, 0 removals to 0 collections
    2023-02-07 13:05:42.795 DEBUG 90289 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : Listing entities:
    2023-02-07 13:05:42.795 DEBUG 90289 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Account{id=2, username=hieunv, customer=app.demo.entity.Customer#2}
    2023-02-07 13:05:42.795 DEBUG 90289 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Customer{firstName=Hieu, lastName=Nguyen, id=2, account=app.demo.entity.Account#2}
    

    Nhìn vào ouput trên chúng ta thấy rằng có 2 bản ghi đã được insert vào database với id=2.

    Truy xuất thông tin Customer từ thực thể Account

    Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem bằng cách nào Hibernate có thể lấy thông tin Customer thông qua thực thể Account. Chúng ta cùng cài đặt thử đoạn mã sau:

    @Component
    @Slf4j
    public class Main implements CommandLineRunner {
      @Autowired private AccountRepository accountRepository;
      @Autowired private CustomerRepository customerRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public void run(String... args) throws Exception {
        log.info("{}", accountRepository.findById(2L).get().getCustomer());
      }
    }
    

    Sau khi chạy chương trình các bạn sẽ thấy output:

    2023-02-07 13:17:51.141 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : On TransactionImpl creation, JpaCompliance#isJpaTransactionComplianceEnabled == false
    2023-02-07 13:17:51.141 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : begin
    2023-02-07 13:17:51.157 DEBUG 90956 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : select account0_.id as id1_0_0_, account0_.username as username2_0_0_, customer1_.id as id1_1_1_, customer1_.account_id as account_4_1_1_, customer1_.first_name as first_na2_1_1_, customer1_.last_name as last_nam3_1_1_ from account account0_ left outer join customer customer1_ on account0_.id=customer1_.account_id where account0_.id=?
    Hibernate: select account0_.id as id1_0_0_, account0_.username as username2_0_0_, customer1_.id as id1_1_1_, customer1_.account_id as account_4_1_1_, customer1_.first_name as first_na2_1_1_, customer1_.last_name as last_nam3_1_1_ from account account0_ left outer join customer customer1_ on account0_.id=customer1_.account_id where account0_.id=?
    2023-02-07 13:17:51.159 TRACE 90956 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [2]
    2023-02-07 13:17:51.170 DEBUG 90956 --- [           main] l.p.e.p.i.EntityReferenceInitializerImpl : On call to EntityIdentifierReaderImpl#resolve, EntityKey was already known; should only happen on root returns with an optional identifier specified
    2023-02-07 13:17:51.173 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Resolving attributes for [app.demo.entity.Account#2]
    2023-02-07 13:17:51.173 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `username` : value = hieunv
    2023-02-07 13:17:51.173 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`username`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 13:17:51.173 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `customer` : value = 2
    2023-02-07 13:17:51.173 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`customer`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Done materializing entity [app.demo.entity.Account#2]
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Resolving attributes for [app.demo.entity.Customer#2]
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `account` : value = 2
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`account`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `firstName` : value = Hieu
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`firstName`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `lastName` : value = Nguyen
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`lastName`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Done materializing entity [app.demo.entity.Customer#2]
    2023-02-07 13:17:51.174 DEBUG 90956 --- [           main] .l.e.p.AbstractLoadPlanBasedEntityLoader : Done entity load : app.demo.entity.Account#2
    2023-02-07 13:17:51.175  INFO 90956 --- [           main] app.demo.Main                            : Customer(id=2, firstName=Hieu, lastName=Nguyen)
    2023-02-07 13:17:51.175 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : committing
    2023-02-07 13:17:51.175 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Processing flush-time cascades
    2023-02-07 13:17:51.178 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Dirty checking collections
    2023-02-07 13:17:51.179 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 insertions, 0 updates, 0 deletions to 2 objects
    2023-02-07 13:17:51.179 DEBUG 90956 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 (re)creations, 0 updates, 0 removals to 0 collections
    2023-02-07 13:17:51.179 DEBUG 90956 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : Listing entities:
    2023-02-07 13:17:51.179 DEBUG 90956 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Account{id=2, username=hieunv, customer=app.demo.entity.Customer#2}
    2023-02-07 13:17:51.179 DEBUG 90956 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Customer{firstName=Hieu, lastName=Nguyen, id=2, account=app.demo.entity.Account#2}
    
    

    Các bạn chú ý tới dòng sau:

    2023-02-07 13:17:51.157 DEBUG 90956 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : select account0_.id as id1_0_0_, account0_.username as username2_0_0_, customer1_.id as id1_1_1_, customer1_.account_id as account_4_1_1_, customer1_.first_name as first_na2_1_1_, customer1_.last_name as last_nam3_1_1_ from account account0_ left outer join customer customer1_ on account0_.id=customer1_.account_id where account0_.id=?
    Hibernate: select account0_.id as id1_0_0_, account0_.username as username2_0_0_, customer1_.id as id1_1_1_, customer1_.account_id as account_4_1_1_, customer1_.first_name as first_na2_1_1_, customer1_.last_name as last_nam3_1_1_ from account account0_ left outer join customer customer1_ on account0_.id=customer1_.account_id where account0_.id=?
    

    Các bạn có thể thấy rằng thực thể Customer có thể đường truy xuất thông qua câu lệnh LEFT OUTER JOIN. Chúng ta cũng có thể thực hiện các thao tác updatedelete theo cùng cách như đã thực hiện với one-to-one unidirectional.

    Tổng kết

    Trong bài viết này chúng ta đã chỉ ra những vấn đề đối với quan hệ one-to-one unidirectional và cách triển khai quan hệ one-to-one bidirectional trong Hibernate để giải quyết các vấn đề với one-to-one unidirectional.

  • Ánh xạ one-to-one unidirectional trong Hibernate sử dụng khoá ngoại

    Ánh xạ one-to-one unidirectional trong Hibernate sử dụng khoá ngoại

    Hibernate là một framework cung cấp một số lớp trừu tượng, nghĩa là lập trình viên không phải lo lắng về việc triển khai, Hibernate tự thực hiện các triển khai bên trong nó như thiết lập một kết nối cơ sở dữ liệu, viết các truy vấn để thực hiện các thao tác CRUD, … Nó là một java framework được sử dụng để phát triển persistence logic. Persistence logic có nghĩa là lưu trữ và xử lí dữ liệu để sử dụng lâu dài. Chính xác hơn *Hibernate * là một framework ORM (Object Relational Mapping) mã nguồn mở để phát triển các đối tượng độc lập với các phần mềm cơ sở dữ liệu và tạo ra persistence logic độc lập với Java, J2EE.

    Ánh xạ one-to-one là gì?

    Anh xạ one-to-one thể hiện rằng một thực thể duy nhất có mối liên kết với một thể hiện duy nhất của một thực thể khác. Một thể hiện của thực thể nguồn có thể được ánh xạ tới nhiều nhất một thể hiện của thực thể đích. Một số ví dụ minh hoạ ánh xạ one-to-one:

    • Mỗi người chỉ có duy nhất một hộ chiếu, một hộ chiếu chỉ được liên kết với duy nhất một người.
    • Mỗi con báo có một mẫu đốm độc nhất, một mẫu đốm chỉ được liên kết với duy nhất một con báo.
    • Mỗi chúng ta có một định danh duy nhất ở trường đại học, mỗi định danh dược liên kết với một người duy nhất.

    Trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ánh xạ one-to-one thường có hai kiểu:

    • one-to-one unidirectional
    • one-to-one bidirectional

    one-to-one unidirectional

    Ở kiểu ánh xạ này một thực thể có một thuộc tính hoặc một cột tham chiếu tới một thuộc tính hoặc một cột ở thực thể đích. Chúng ta cùng xem ví dụ sau:

    Bảng customer tham chiếu tới bảng account thông qua khoá ngoại ACCOUNT_ID. Thực thể đích (account) không có cách nào tham chiếu tới bảng customer nhưng bảng customer có thể truy cập tới bảng account thông qua khoá ngoại. Quan hệ trên được sinh ra bởi kịch bản SQL sau:

    CREATE TABLE IF NOT EXISTS `ACCOUNT` (
      `ID` BIGINT NOT NULL AUTO_INCREMENT
      , `USERNAME` VARCHAR(255) UNIQUE
      , PRIMARY KEY (`ID`)
    );
    
    CREATE TABLE IF NOT EXISTS `CUSTOMER` (
      `ID` BIGINT NOT NULL AUTO_INCREMENT
      , `FIRST_NAME` VARCHAR(255) NULL DEFAULT NULL
      , `LAST_NAME` VARCHAR(255) NULL DEFAULT NULL
      , `ACCOUNT_ID` BIGINT NOT NULL UNIQUE
      , PRIMARY KEY (`ID`)
      , FOREIGN KEY (`ACCOUNT_ID`)
        REFERENCES `demo`.`ACCOUNT`(`ID`) ON DELETE NO ACTION ON UPDATE NO ACTION
    );
    

    Khi tạo bảng customer chúng ta tham chiếu khoá chính trong bảng account (account_id). Chúng ta cố tình đặt ON DELETE NO ACTIONON UPDATE NO ACTION vì chúng ta sẽ đặt các giá trị này bên trong Hibernate. Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện migration kịch bản này bằng Flyway. Tham khảo Hướng dẫn migrate cơ sở dữ liệu sử dụng Flyway trong ứng dụng Spring Boot.

    Trước khi bắt đầu định nghĩa các thực thể, chúng ta cần thêm các thư viện cần thiết. Tham khảo Hướng dẫn sử dụng Spring Boot với Hibernate để thực hiện các thao tác cần thiết.

    Định nghĩa Hibernate entity

    Bây giờ chúng ta đã có thể định nghĩa các thực thể Hibernate.

    /**
     * <code>account</code>.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @AllArgsConstructor
    @NoArgsConstructor
    @Entity(name = "account")
    @ToString(onlyExplicitlyIncluded = true)
    @EqualsAndHashCode(onlyExplicitlyIncluded = true)
    public class Account {
    
      /** <code>id</code>. */
      @Id
      @ToString.Include
      @EqualsAndHashCode.Include
      @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
      private Long id;
    
      /** <code>username</code>. */
      @ToString.Include private String username;
    }
    
    /**
     * <code>customer</code>.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    @Entity(name = "customer")
    @ToString(onlyExplicitlyIncluded = true)
    @EqualsAndHashCode(onlyExplicitlyIncluded = true)
    public class Customer {
    
      /** <code>id</code>. */
      @Id
      @ToString.Include
      @EqualsAndHashCode.Include
      @GeneratedValue(strategy = GenerationType.IDENTITY)
      private Long id;
    
      /** <code>first_name</code> */
      @ToString.Include private String firstName;
    
      /** <code>last_name</code>. */
      @ToString.Include private String lastName;
    
      /** <code>account_id</code>. */
      @OneToOne(optional = false, cascade = CascadeType.ALL)
      @JoinColumn(name = "ACCOUNT_ID", unique = true, nullable = false, updatable = false)
      private Account account;
    }
    

    Chúng ta sử dụng @Entity annotation để định nghĩa Hibernate entity. Tên bảng tương ứng với entity được định nghĩa thông quan thuộc tính name của @Entity annotation hoặc có thể sử dụng @Table(name = "account") để định nghĩa tên bảng. Chúng ta cùng xem xét một số annotation khác:

    • @Id annotation định nghĩa trường tưng ứng là khoá chính của entity.
    • @GeneratedValue annotation định nghĩa chiến lược sinh giá trị cho khoá chính, chúng ta sử dụng strategy = GenerationType.IDENTITY để xác định khoá chính sẽ được sinh tự động trong cơ sở dữ liệu (cột tương ứng trong cơ sở dữ liệu được đánh dấu là AUTO_INCREMENT).
    • @Column annotation định nghĩa tên cột tương ứng trong cơ sở dữ liệu.

    Triển khai ánh xạ one-to-one

    Phần chính mà chúng ta cần chú ý tới:

      @OneToOne(optional = false, cascade = CascadeType.ALL)
      @JoinColumn(name = "ACCOUNT_ID", unique = true, nullable = false, updatable = false)
      private Account account;
    

    Đối tượng Account được thêm vào bên trong class Customer và được đánh dấu với @OneToOne annotation để xác định đây ánh xạ one-to-one. Annotation cũng chưa thuộc tính cascade xác định chiến lược cascading. Cascading là một tính năng của Hibernate được sử dụng để quản lí trạng thái của thực thể đích mỗi khi trạng thái của thực thể cha thay đổi. Hibernate có các kiểu cascading sau:

    • CascadeType.ALL – lan truyền tất cả các thao tác từ thực thể cha sang thực thể đích.
    • CascadeType.PERSIST – lan truyền thao tác persist từ thực thể cha sang thực thể đích.
    • CascadeType.MERGE – lan truyền thao tác merge từ thực thể cha sang thực thể đích.
    • CascadeType.REMOVE – lan truyền thao tác remove từ thực thể cha sang thực thể đích.
    • CascadeType.REFRESH – lan truyền thao tác refresh từ thực thể cha sang thực thể đích.
    • CascadeType.DETACH – lan truyền thao tác detach từ thực thể cha sang thực thể đích.

    Ví dụ nếu cascade = CascadeType.REMOVE thì nếu thực thể cha bị xoá khởi cơ sở dữ liệu thì thực thể đích cũng bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp của chúng ta nếu thực thể Customer bị xoá khởi cơ sở dữ liệu thì thực thể liên quan Account cũng bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu.

    @JoinColumn được xử dụng để xác định tên cột được sử dụng để tìm kiến thực thể đích. Thực thể Account sẽ được tìm kiến thông qua cột ACCOUNT_ID, nó chính xác là khoá ngoại của bảng customer mà chúng ta định nghĩa ở trên.

    Sử dụng Hibernate entity để lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu

    Chúng ta cùng tạo một đoạn mã đơn giản để kiểm tra lại toàn bộ định nghĩa đã tạo ở trên:

    @Component
    public class Main implements CommandLineRunner {
      @Autowired private CustomerRepository customerRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public void run(String... args) throws Exception {
        var account = Account.builder().username("hieunv").build();
        var customer = Customer.builder().firstName("Hieu").lastName("Nguyen").account(account).build();
        customerRepository.save(customer);
      }
    }
    

    Sau khi thực thi chương trình chúng ta sẽ thấy output sau:

    2023-02-06 20:28:55.358 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : On TransactionImpl creation, JpaCompliance#isJpaTransactionComplianceEnabled == false
    2023-02-06 20:28:55.358 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : begin
    2023-02-06 20:28:55.378 DEBUG 78531 --- [           main] org.hibernate.engine.spi.ActionQueue     : Executing identity-insert immediately
    2023-02-06 20:28:55.381 DEBUG 78531 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : insert into account (username) values (?)
    Hibernate: insert into account (username) values (?)
    2023-02-06 20:28:55.383 TRACE 78531 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [VARCHAR] - [hieunv]
    2023-02-06 20:28:55.394 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.id.IdentifierGeneratorHelper         : Natively generated identity: 1
    2023-02-06 20:28:55.394 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.r.j.i.ResourceRegistryStandardImpl   : HHH000387: ResultSet's statement was not registered
    2023-02-06 20:28:55.395 DEBUG 78531 --- [           main] org.hibernate.engine.spi.ActionQueue     : Executing identity-insert immediately
    2023-02-06 20:28:55.395 DEBUG 78531 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : insert into customer (account_id, first_name, last_name) values (?, ?, ?)
    Hibernate: insert into customer (account_id, first_name, last_name) values (?, ?, ?)
    2023-02-06 20:28:55.396 TRACE 78531 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [1]
    2023-02-06 20:28:55.396 TRACE 78531 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [2] as [VARCHAR] - [Hieu]
    2023-02-06 20:28:55.396 TRACE 78531 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [3] as [VARCHAR] - [Nguyen]
    2023-02-06 20:28:55.400 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.id.IdentifierGeneratorHelper         : Natively generated identity: 1
    2023-02-06 20:28:55.400 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.r.j.i.ResourceRegistryStandardImpl   : HHH000387: ResultSet's statement was not registered
    2023-02-06 20:28:55.400 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : committing
    2023-02-06 20:28:55.401 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Processing flush-time cascades
    2023-02-06 20:28:55.401 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Dirty checking collections
    2023-02-06 20:28:55.403 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 insertions, 0 updates, 0 deletions to 2 objects
    2023-02-06 20:28:55.403 DEBUG 78531 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 (re)creations, 0 updates, 0 removals to 0 collections
    2023-02-06 20:28:55.403 DEBUG 78531 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : Listing entities:
    2023-02-06 20:28:55.404 DEBUG 78531 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Account{id=1, username=hieunv}
    2023-02-06 20:28:55.404 DEBUG 78531 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Customer{firstName=Hieu, lastName=Nguyen, id=1, account=app.demo.entity.Account#1}
    

    Kiểm tra trong cơ sở dữ liệu chúng ta sẽ thấy các bản ghi sau đã được insert vào trong database.

    Xoá dữ liệu cascading

    Tiếp theo chúng ta cùng xem một đoạn mã để kiểm chứng cơ chế hoạt động cascading. Chúng ta sẽ thử xoá thực thể Customer để xem thực thể Account tương ứng sẽ được xử lí như thế nào. Chúng ta cùng xem đoạn mã sau:

    @Component
    public class Main implements CommandLineRunner {
      @Autowired private CustomerRepository customerRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public void run(String... args) throws Exception {
        var customer = customerRepository.findById(1L).orElseThrow(() -> new EntityNotFoundException());
        customerRepository.delete(customer);
      }
    }
    

    Sau khi chạy chương trình chúng ta sẽ thấy output như sau:

    2023-02-07 09:45:07.300 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : On TransactionImpl creation, JpaCompliance#isJpaTransactionComplianceEnabled == false
    2023-02-07 09:45:07.300 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : begin
    2023-02-07 09:45:07.317 DEBUG 83225 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : select customer0_.id as id1_1_0_, customer0_.account_id as account_4_1_0_, customer0_.first_name as first_na2_1_0_, customer0_.last_name as last_nam3_1_0_, account1_.id as id1_0_1_, account1_.username as username2_0_1_ from customer customer0_ inner join account account1_ on customer0_.account_id=account1_.id where customer0_.id=?
    Hibernate: select customer0_.id as id1_1_0_, customer0_.account_id as account_4_1_0_, customer0_.first_name as first_na2_1_0_, customer0_.last_name as last_nam3_1_0_, account1_.id as id1_0_1_, account1_.username as username2_0_1_ from customer customer0_ inner join account account1_ on customer0_.account_id=account1_.id where customer0_.id=?
    2023-02-07 09:45:07.319 TRACE 83225 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [1]
    2023-02-07 09:45:07.324 DEBUG 83225 --- [           main] l.p.e.p.i.EntityReferenceInitializerImpl : On call to EntityIdentifierReaderImpl#resolve, EntityKey was already known; should only happen on root returns with an optional identifier specified
    2023-02-07 09:45:07.328 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Resolving attributes for [app.demo.entity.Customer#1]
    2023-02-07 09:45:07.328 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `account` : value = 1
    2023-02-07 09:45:07.328 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`account`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 09:45:07.328 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `firstName` : value = Hieu
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`firstName`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `lastName` : value = Nguyen
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`lastName`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Done materializing entity [app.demo.entity.Customer#1]
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Resolving attributes for [app.demo.entity.Account#1]
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Processing attribute `username` : value = hieunv
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Attribute (`username`)  - enhanced for lazy-loading? - false
    2023-02-07 09:45:07.329 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.engine.internal.TwoPhaseLoad         : Done materializing entity [app.demo.entity.Account#1]
    2023-02-07 09:45:07.330 DEBUG 83225 --- [           main] .l.e.p.AbstractLoadPlanBasedEntityLoader : Done entity load : app.demo.entity.Customer#1
    2023-02-07 09:45:07.334 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.t.internal.TransactionImpl         : committing
    2023-02-07 09:45:07.334 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Processing flush-time cascades
    2023-02-07 09:45:07.334 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Dirty checking collections
    2023-02-07 09:45:07.335 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 insertions, 0 updates, 2 deletions to 2 objects
    2023-02-07 09:45:07.335 DEBUG 83225 --- [           main] o.h.e.i.AbstractFlushingEventListener    : Flushed: 0 (re)creations, 0 updates, 0 removals to 0 collections
    2023-02-07 09:45:07.335 DEBUG 83225 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : Listing entities:
    2023-02-07 09:45:07.336 DEBUG 83225 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Customer{firstName=Hieu, lastName=Nguyen, id=1, account=app.demo.entity.Account#1}
    2023-02-07 09:45:07.336 DEBUG 83225 --- [           main] o.hibernate.internal.util.EntityPrinter  : app.demo.entity.Account{id=1, username=hieunv}
    2023-02-07 09:45:07.341 DEBUG 83225 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : delete from customer where id=?
    Hibernate: delete from customer where id=?
    2023-02-07 09:45:07.341 TRACE 83225 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [1]
    2023-02-07 09:45:07.346 DEBUG 83225 --- [           main] org.hibernate.SQL                        : delete from account where id=?
    Hibernate: delete from account where id=?
    2023-02-07 09:45:07.346 TRACE 83225 --- [           main] o.h.type.descriptor.sql.BasicBinder      : binding parameter [1] as [BIGINT] - [1]
    

    Chúng ta thấy rằng khi thực thể Customer bị xoá thì thực thể Account tương ứng được liên kết thông quan anh xạ one-to-one cũng bị xoá.

    Tổng kết

    Chúng ta đã tiến hành cài đặt ánh xạ one-to-one unidirectional. Thực thể Customer có thể truy cập vào thực thể Account nhưng chúng ta không thể thực hiện ngược lại. Trong thực tế thì chúng ta cần truy cập được thực thể Customer từ thực thể Account. Do đó chúng ta cần đến anh xạ one-to-one bidirectional. Chúng ta cùng xem xét trong bài viết tiếp theo nhé.

  • Hướng dẫn sử dụng Spring Boot với Hibernate

    Hướng dẫn sử dụng Spring Boot với Hibernate

    Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm về cách sử dụng Spring Boot cùng với Hibernate. Chúng ta sẽ tạo một ứng dụng Spring Boot đơn giản để minh hoạ cách tích hợp Spring Boot với Hibernate.

    Khởi tạo ứng dụng Spring Boot

    Chúng ta sẽ sử dụng Spring Initializr để khởi tạo ứng dụng Spring Boot. Chúng ta cần thêm một số thư viện và cấu hình để tích hợp Hibernate, thêm các thư viện Web, JPA, MySQL. Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra lại cấu trúc dự án đã được tạo ra và xác định các tệp cấu hình mà chúng ta sẽ cần.

    Cấu trúc dự án sẽ giống như sau:

    ├── HELP.md
    ├── README.md
    ├── mvnw
    ├── mvnw.cmd
    ├── pom.xml
    ├── src
    │   ├── main
    │   │   ├── java
    │   │   │   └── app
    │   │   │       └── demo
    │   │   │           └── DemoApplication.java
    │   │   └── resources
    │   │       ├── application.properties
    │   │       ├── db
    │   │       │   └── migration
    │   │       ├── static
    │   │       └── templates
    │   └── test
    │       ├── java
    │       │   └── app
    │       │       └── demo
    │       │           └── DemoApplicationTests.java
    │       └── resources
    

    MySQL

    Các bạn tham khảo bài viết HƯỚNG DẪN MIGRATE CƠ SỞ DỮ LIỆU SỬ DỤNG FLYWAY TRONG ỨNG DỤNG SPRING BOOT để có thể tạo một cơ sở dữ liệu và cách tạo database schema cho ứng dụng của bạn.

    Thư viện Maven

    Khi chúng ta mở tệp pom.xml, chúng ta sẽ thấy các thư viện maven spring-boot-starter-webspring-boot-starter-test.

        <dependency>
          <groupId>org.springframework.boot</groupId>
          <artifactId>spring-boot-starter-web</artifactId>
        </dependency>
    
        <dependency>
          <groupId>org.springframework.boot</groupId>
          <artifactId>spring-boot-starter-test</artifactId>
          <scope>test</scope>
        </dependency>
    

    Đây là hai thư viện cần thiết khi chúng ta bắt đầu một dự án với Spring Boot.

    Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy thư viên JPA trong phần các thư viện phụ thuộc.

        <dependency>
          <groupId>org.springframework.boot</groupId>
          <artifactId>spring-boot-starter-data-jpa</artifactId>
        </dependency>
    

    Thư viện này bao gồm các thư viện phụ thuộc JPA API, JPA implementation, JDBC và các thư viện cần thiết khác. Mặc định triển khai JPA implementation được sử dụng là Hibernate.

    Tiếp theo chúng ta cũng sẽ thấy thư viện để tích hợp với MySQL.

        <dependency>
          <groupId>mysql</groupId>
          <artifactId>mysql-connector-java</artifactId>
          <scope>runtime</scope>
        </dependency>
    

    Cấu hình datasource

    Mặc định Spring Boot sử dụng cấu hình datasource được cấu hình trong application.properties hoặc nếu bạn đang sử dụng application.yml datasource được cấu hình như sau:

      datasource:
        url: jdbc:mysql://localhost:3306/demo?createDatabaseIfNotExist=true
        schemas: "demo"
        username: root
        password: demo@123
        driverClassName: com.mysql.cj.jdbc.Driver
    

    Tạo và sử dụng Entity

    Chúng ta tạo package entity và định nghĩa JPA entity:

    /**
     * Product.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Entity
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    public class Product {
    
      @Id
      @GeneratedValue(generator = "Product")
      @TableGenerator(name = "Product", table = "hibernate_sequence")
      private Long id;
    
      private String name;
    
      public static Product of(ProductCreateRequest request) {
        return Product.builder().name(request.getName()).build();
      }
    }
    

    Sau đó chúng ta tạo ProductRepository trong package repository:

    /**
     * ProductRepository.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Repository
    public interface ProductRepository extends JpaRepository<Product, Long> {
    }
    

    Ở đây chúng ta sử dụng JpaRepository đã được cài đặt trong Spring Data JPA. Các bạn có thể tham khảo các phương thức của JpaRepository trong tài liệu này. Trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ thử với phương thức findById.

    Chúng ta cũng tạo ProductRepositoryTest để test ProductRepository:

    @SpringBootTest
    class ProductRepositoryTest {
    
      @Autowired private ProductRepository productRepository;
    
      @Test
      void test() {
        Product product =
            productRepository.findById(1L).orElseThrow(EntityNotFoundException::new);
        assertThat(product.getId(), is(1L));
      }
    }
    

    Sau khi chạy thử test này chúng ta nhận được output log như sau:

    Hibernate: select product0_.id as id1_1_0_, product0_.name as name2_1_0_ from product product0_ where product0_.id=?
    

    Mặc định Hibernate sẽ query sử dụng tên bảng là tên entity ở dạng chữ viết thường.

    Xác định tên bảng

    Trong ví dụ của chúng ta đang sử dụng MySQL với --lower_case_table_names=1 nên sẽ không có vấn đề xảy ra. Trong trường hợp bạn sử dụng database cần phân biệt tên bảng viết thường và viết hoa hoặc trong trường hợp tên bảng và tên entity không giống nhau. Khi đó chúng ta cần xác định tên bảng tương ứng với entity như sau:

    /**
     * Product.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Entity(name = "PRODUCT")
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    public class Product {
      ...
    }
    

    Tổng kết

    Trong bài viết này chúng ta đã cũng tìm hiểu cách tìm hợp Hibernate vào ứng dụng Spring Boot. Chúng ta cũng đã test thử mã nguồn với database MySQL.

  • Hướng dẫn migrate cơ sở dữ liệu sử dụng Flyway trong ứng dụng Spring Boot

    Hướng dẫn migrate cơ sở dữ liệu sử dụng Flyway trong ứng dụng Spring Boot

    Với hầu hết các dự án việc quản lý các phiên bản database schema là vô cùng quan trọng. Phương pháp thực hiện migrate database tốt sẽ giúp tất cả thành viên dự án dễ dàng đồng bộ môi trường phát triển cũng như là triển khai database schema lên các môi trường khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp migrate database schema sử dụng Flyway trong ứng dụng Spring Boot.

    Khởi tạo ứng dụng Spring Boot

    Chúng ta sẽ sử dụng Spring Initializr để khởi tạo ứng dụng Spring Boot. Cấu trúc dự án sẽ giống như sau:

    ├── HELP.md
    ├── README.md
    ├── mvnw
    ├── mvnw.cmd
    ├── pom.xml
    ├── src
    │   ├── main
    │   │   ├── java
    │   │   │   └── app
    │   │   │       └── demo
    │   │   │           └── DemoApplication.java
    │   │   └── resources
    │   │       ├── application.properties
    │   │       ├── db
    │   │       │   └── migration
    │   │       │       └── V20221124103000__Initial.sql
    │   │       ├── static
    │   │       └── templates
    │   └── test
    │       ├── java
    │       │   └── app
    │       │       └── demo
    │       │           └── DemoApplicationTests.java
    │       └── resources
    

    MySQL

    Chúng ta sẽ sử dụng docker để container chạy MySQL.

    docker run --name demo -e MYSQL_ROOT_PASSWORD=demo@123 -p 3306:3306 -d mysql --lower_case_table_names=1
    

    Chúng ta có thể sử dung MySQL Workbench để kiểm tra database MySQL đã chạy hay chưa.

    Thư viện Maven

    Để sử dụng Flyway chúng ta thêm thư viện phụ thuộc sau:

        <dependency>
          <groupId>org.flywaydb</groupId>
          <artifactId>flyway-mysql</artifactId>
        </dependency>
    

    Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng Maven plugin để thực hiện migrate database, chúng ta cần cấu hình plugin này trong pom.xml như sau:

          <plugin>
            <groupId>org.flywaydb</groupId>
            <artifactId>flyway-maven-plugin</artifactId>
            <configuration>
              <url>jdbc:mysql://localhost:3306/demo?createDatabaseIfNotExist=true</url>
              <user>root</user>
              <password>demo@123</password>
            </configuration>
          </plugin>
    

    Định nghĩa phiên bản migration

    Mặc định Flyway sẽ đọc các tệp SQL trong thư mục resources/db/migration. Tên tệp được định nghĩa theo tài liệu Versioned Migrations.

    Mỗi phiên bản migration có phiên bản, thông tin mô tả phiên bản và checksum. Các phiên bản phải là duy nhất. Thông tin phiên bản là thông tin thuần khiết gợi nhớ cái gì được thực hiện trong phiên bản đó. Checksum được sử dụng để phát hiện các thay đổi ngẫu nhiên. Các phiên bản migration được áp dụng theo một thứ tự nhất định. Các định dạng phiên bản có thể sử dụng như sau:

    • 1
    • 001
    • 5.2
    • 1.2.3.4.5.6.7.8.9
    • 205.68
    • 20130115113556
    • 2013.1.15.11.35.56
    • 2013.01.15.11.35.56

    Trong nội dung bài viết này chúng ta định nghĩa một phiên bản V20221124103000__Initial.sql với nội dung như sau:

    CREATE TABLE IF NOT EXISTS hibernate_sequence (
      sequence_name VARCHAR(128) NOT NULL,
      next_val INT NOT NULL
    );
    
    DROP TABLE IF EXISTS PRODUCT;
    
    CREATE TABLE PRODUCT (
      ID BIGINT PRIMARY KEY AUTO_INCREMENT
      , NAME VARCHAR(255)
      , CREATED_AT DATETIME DEFAULT CURRENT_TIMESTAMP
      , UPDATED_AT DATETIME DEFAULT NULL ON UPDATE CURRENT_TIMESTAMP
      , DELETED_AT DATETIME DEFAULT NULL
      , CONSTRAINT uk_product_name UNIQUE(name)
    );
    
    DROP TABLE IF EXISTS `ORDER`;
    
    CREATE TABLE `ORDER` (
      ID BIGINT PRIMARY KEY AUTO_INCREMENT
      , NAME VARCHAR(255)
      , CREATED_AT DATETIME DEFAULT CURRENT_TIMESTAMP
      , UPDATED_AT DATETIME DEFAULT NULL ON UPDATE CURRENT_TIMESTAMP
      , DELETED_AT DATETIME DEFAULT NULL
      , CONSTRAINT uk_order_name UNIQUE(NAME)
    );
    

    Thực thi migration

    Để tiến hành migrate database schema chúng ta thực thi lệnh ./mvnw flyway:migrate.

    ➜  demo git:(main) ✗ ./mvnw flyway:migrate
    [INFO] Scanning for projects...
    [INFO] 
    [INFO] ------------------------------< app:demo >------------------------------
    [INFO] Building demo 0.0.1-SNAPSHOT
    [INFO] --------------------------------[ jar ]---------------------------------
    [WARNING] The artifact mysql:mysql-connector-java:jar:8.0.31 has been relocated to com.mysql:mysql-connector-j:jar:8.0.31: MySQL Connector/J artifacts moved to reverse-DNS compliant Maven 2+ coordinates.
    [INFO] 
    [INFO] --- flyway-maven-plugin:8.5.13:migrate (default-cli) @ demo ---
    [INFO] Flyway Community Edition 8.5.13 by Redgate
    [INFO] See what's new here: https://flywaydb.org/documentation/learnmore/releaseNotes#8.5.13
    [INFO] 
    [INFO] Database: jdbc:mysql://localhost:3306/demo (MySQL 8.0)
    [INFO] Successfully validated 1 migration (execution time 00:00.013s)
    [INFO] Creating Schema History table `demo`.`flyway_schema_history` ...
    [INFO] Current version of schema `demo`: << Empty Schema >>
    [INFO] Migrating schema `demo` to version "20221124103000 - Initial"
    [WARNING] DB: Unknown table 'demo.product' (SQL State: 42S02 - Error Code: 1051)
    [WARNING] DB: Unknown table 'demo.order' (SQL State: 42S02 - Error Code: 1051)
    [INFO] Successfully applied 1 migration to schema `demo`, now at version v20221124103000 (execution time 00:00.100s)
    [INFO] Flyway Community Edition 8.5.13 by Redgate
    [INFO] See what's new here: https://flywaydb.org/documentation/learnmore/releaseNotes#8.5.13
    [INFO] 
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] BUILD SUCCESS
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] Total time:  1.044 s
    [INFO] Finished at: 2023-01-30T14:41:40+07:00
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    

    Trong trường hợp thực thi migrate có lỗi. Chúng ta có thể thực hiện lệnh ./mvnw flyway:repair trước khi thực thi lại lệnh migrate.

    ➜  demo git:(main) ✗ ./mvnw flyway:repair
    [INFO] Scanning for projects...
    [INFO] 
    [INFO] ------------------------------< app:demo >------------------------------
    [INFO] Building demo 0.0.1-SNAPSHOT
    [INFO] --------------------------------[ jar ]---------------------------------
    [WARNING] The artifact mysql:mysql-connector-java:jar:8.0.31 has been relocated to com.mysql:mysql-connector-j:jar:8.0.31: MySQL Connector/J artifacts moved to reverse-DNS compliant Maven 2+ coordinates.
    [INFO] 
    [INFO] --- flyway-maven-plugin:8.5.13:repair (default-cli) @ demo ---
    [INFO] Flyway Community Edition 8.5.13 by Redgate
    [INFO] See what's new here: https://flywaydb.org/documentation/learnmore/releaseNotes#8.5.13
    [INFO] 
    [INFO] Database: jdbc:mysql://localhost:3306/demo (MySQL 8.0)
    [INFO] Repair of failed migration in Schema History table `demo`.`flyway_schema_history` not necessary. No failed migration detected.
    [INFO] Successfully repaired schema history table `demo`.`flyway_schema_history` (execution time 00:00.030s).
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] BUILD SUCCESS
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] Total time:  0.908 s
    [INFO] Finished at: 2023-01-30T14:44:31+07:00
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    

    Để tiến thành clean database schema chúng ta thực thi lệnh ./mvnw flyway:clean.

    ➜  demo git:(main) ✗ ./mvnw flyway:clean
    [INFO] Scanning for projects...
    [INFO] 
    [INFO] ------------------------------< app:demo >------------------------------
    [INFO] Building demo 0.0.1-SNAPSHOT
    [INFO] --------------------------------[ jar ]---------------------------------
    [WARNING] The artifact mysql:mysql-connector-java:jar:8.0.31 has been relocated to com.mysql:mysql-connector-j:jar:8.0.31: MySQL Connector/J artifacts moved to reverse-DNS compliant Maven 2+ coordinates.
    [INFO] 
    [INFO] --- flyway-maven-plugin:8.5.13:clean (default-cli) @ demo ---
    [INFO] Flyway Community Edition 8.5.13 by Redgate
    [INFO] See what's new here: https://flywaydb.org/documentation/learnmore/releaseNotes#8.5.13
    [INFO] 
    [INFO] Database: jdbc:mysql://localhost:3306/demo (MySQL 8.0)
    [INFO] Successfully dropped pre-schema database level objects (execution time 00:00.002s)
    [INFO] Successfully cleaned schema `demo` (execution time 00:00.009s)
    [INFO] Successfully cleaned schema `demo` (execution time 00:00.008s)
    [INFO] Successfully dropped post-schema database level objects (execution time 00:00.002s)
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] BUILD SUCCESS
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    [INFO] Total time:  0.861 s
    [INFO] Finished at: 2023-01-30T14:39:23+07:00
    [INFO] ------------------------------------------------------------------------
    

    Tổng kết

    Trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu cách tạo một instance MySQL sử dụng docker và tạo và quản lý các phiên bản database schema sử dụng Flyway.

  • Mô đun hoá theo tầng hay mô đun hoá theo tính năng?

    Mô đun hoá theo tầng hay mô đun hoá theo tính năng?

    Mô đun hoá là quá trình tách một hệ thống phần mềm thành nhiều mô đun. Ngoài việc giảm độ phức tạp, nó làm tăng tính dễ hiểu, khả năng bảo trì và khả năng sử dụng lại của hệ thống. Trong bài viết này sẽ đề cập đến hai phương pháp mô đun hoá (theo tầng và theo tính năng). Chúng ta nên chọn phương pháp nào và tại sao?

    Trước khi đến với nội dung chính chúng ta cùng xem một số nội dung liên quan:

    1. KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG (LAYERED ARCHITECTURE) (PHẦN 1)
    2. KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG (LAYERED ARCHITECTURE) (PHẦN 2)
    3. ÁP DỤNG KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG TRONG ỨNG DỤNG SPRING BOOT

    Mô đun hoá theo tầng

    Khi áp dụng kiến trúc phân tầng vào các dự án kiểu này, các class được đặt trong các package dựa theo tầng trong kiến trúc phân tầng mà chúng thuộc về. Phương pháp này làm giảm tính gắn kết (low cohesion) giữa các class bên trong các package bởi vì trong cùng một package có chứa các class không liên quan chặt chẽ với nhau. Dưới dây là một ví dụ áp dụng phương pháp mô đun hoá theo tầng.

    ├── src
    │   ├── main
    │   │   ├── java
    │   │   │   └── app
    │   │   │       └── demo
    │   │   │           ├── DemoApplication.java
    │   │   │           ├── controller
    │   │   │           │   ├── OrderController.java
    │   │   │           │   └── ProductController.java
    │   │   │           ├── entity
    │   │   │           │   ├── Order.java
    │   │   │           │   └── Product.java
    │   │   │           ├── repository
    │   │   │           │   ├── OrderRepository.java
    │   │   │           │   └── ProductRepository.java
    │   │   │           ├── request
    │   │   │           │   ├── OrderCreateRequest.java
    │   │   │           │   └── ProductCreateRequest.java
    │   │   │           ├── response
    │   │   │           │   ├── OrderCreateResponse.java
    │   │   │           │   └── ProductCreateResponse.java
    │   │   │           └── service
    │   │   │               ├── OrderService.java
    │   │   │               ├── OrderServiceImpl.java
    │   │   │               ├── ProductService.java
    │   │   │               └── ProductServiceImpl.java
    

    Ngoài ra khi kiểm tra cấu trúc của các dự án như trên chúng ta thấy rằng giữa các package có liên kết chặt chẽ với nhau (high coupling). Bởi vì các class ở tầng Repository được sử dụng trong các class ở tầng Service và các class ở tầng Service được sử dụng trong các class ở tầng Controller. Hơn nữa, mỗi khi có yêu cầu thay đổi chúng ta cần phải thay đổi ở nhiều package khác nhau.

    Để có thể giúp một việc nào đó, chúng ta cần phải biết mọi thứ.

    CohesionCoupling nghĩa là gì?

    • Cohesion: Cohesion đề cập đến mức độ quan hệ logic giữa các class trong cùng package với nhau. High-cohesion giữa các class đảm bảo tính độc lập của package. Low-cohesion không chỉ giảm tính độc lập mà còn giảm đáng kể khả năng sử dụng lại và tính dễ hiểu.
    • Coupling: Coupling đề cập đến mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các package/class. Low-coupling làm tăng đáng kể khả năng bảo trì. Bởi vì những thay đổi được thực hiện bên trong class do yêu cầu thay đổi không ảnh hưởng đến các class khác, không có tác dụng phụ và việc bảo trì dễ dàng hơn.

    High-cohesion bên trong các packagelow-coupling giữa các package là thiết yếu đối với một hệ thống được thiết kế tốt. Một thiết kế tốt làm tăng đáng kể tính bền vững của hệ thống. Vậy thì làm thế để đạt được điều đó?

    Mô đun hoá theo tính năng

    Dưới đây là một ví dụ áp dụng phương pháp mô đun hoá theo tính năng.

    ├── src
    │   ├── main
    │   │   ├── java
    │   │   │   └── app
    │   │   │       └── demo
    │   │   │           ├── DemoApplication.java
    │   │   │           ├── domain
    │   │   │           │   ├── order
    │   │   │           │   │   └── create
    │   │   │           │   │       ├── OrderCreateController.java
    │   │   │           │   │       ├── OrderCreateRequest.java
    │   │   │           │   │       ├── OrderCreateResponse.java
    │   │   │           │   │       ├── OrderCreateService.java
    │   │   │           │   │       └── OrderCreateServiceImpl.java
    │   │   │           │   └── product
    │   │   │           │       └── create
    │   │   │           │           ├── ProductCreateController.java
    │   │   │           │           ├── ProductCreateRequest.java
    │   │   │           │           ├── ProductCreateResponse.java
    │   │   │           │           ├── ProductCreateService.java
    │   │   │           │           └── ProductCreateServiceImpl.java
    │   │   │           ├── entity
    │   │   │           │   ├── Order.java
    │   │   │           │   └── Product.java
    │   │   │           └── repository
    │   │   │               ├── OrderRepository.java
    │   │   │               └── ProductRepository.java
    

    Trong cấu trúc dự án kiểu này, các package chứa tất cả các class được yêu cầu bởi một tính năng. Tính độc lập của package dượcd đảm bảo bằng cách đặt các class có liên quan chặt chẽ trong cùng một package.

    Việc sử dụng một class bởi một class trong gói khác được loại bỏ ở cấu trúc này. Ngoài ra, các class trong cùng một package có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy high-cohesion trong cùng một packagelow-coupling giữa các package được đảm bảo bởi cấu trúc này.

    Hơn nữa, cấu trúc này làm tăng tính mô đun hoá. Giả sử rằng chúng ta có thêm 10 domain (ngoài ProductOrder). Với phương pháp mô đun hoá theo tầng, các class sẽ được đặt trong các package controller, service, repository. Vì vậy toàn bộ ứng dụng sẽ bao gồm 3 package (ngoại trừ các class tiện ích), các package sẽ có số lượng lớn class. Tuy nhiên, trong phương pháp mô đun hoá theo tính năng, cùng ứng dụng đó sẽ bảo gồm 12 package tương ứng với 12 domain, tính mô đun hoá đã được tăng lên.

    Trong ví dụ trên chúng ta thấy có 2 ngoại lệ, repositoryentity package không được cấu trúc theo tính năng như bình thường. Với các entity và các repository được sử dụng ở nhiều service khác nhau, do chúng không là bắt buộc ở một tính năng cụ thể nào nên chúng ta cấu trúc chúng theo phương pháp mô đun theo tầng như bình thường. Với những entityrepository chỉ được sử dụng ở một tính năng cụ thể nào đó, chúng ta vẫn cấu trúc chúng theo phương pháp mô đun hoá theo tính năng như bình thường.

    Nếu một tính năng có thể được xoá bởi chỉ một hành động, ứng dụng đó có tính mô đun hoá cao nhất.

    Lợi ích của việc mô đun hoá theo tính năng

    • Mô đun hoá theo tính năng tạo ra các packagehigh-cohesion, low-coupling và tính mô đun hoá cao.
    • Mô đun hoá theo tính năng cho phép các class được khai báo với thuộc tính truy cập là private thay vì public, đo đó tăng tính đóng gói. Mặt khác mô đun hoá theo tầng buộc chúng ta phải đặt gần như toàn bộ các classpublic.
    • Mô đun hoá theo tính năng giúp giảm việc phải điều hướng giữa các package bởi vì các class cần thiết cho một tính năng được đặt trong cùng một package.
    • Mô đun hoá theo tính năng giống như kiến trúc microservice. Mỗi package được giới hạn bởi các class liên quan với một tính năng cụ thể. Mặt khác, mô đun hoá theo tầng giống như kiến trúc nguyên khối. Khi một ứng dụng tăng kích thước, số class trong mỗi package sẽ tăng lên không giới hạn.

    Tổng kết

    Martin Fowler gợi ý bắt đầu một dự án mới với kiến trúc microservice có thể không phải là một ý kiến hay. Nếu ứng dụng của chúng ta đạt mức tăng trưởng lớn và giới hạn của nó là chắc chắn, thì bạn nên chuyển sang kiến trúc microservice.

    Hãy tưởng tượng tình huống trên, chúng ta đã quyết định tách các microservice từ ứng dụng nguyên khối. Giả sử rằng microservice sử dụng phương pháp mô đu hoá theo tính năng, vậy cấu trúc nào sẽ dễ dàng chuyển sang kiến trúc microservice hơn?

    Câu trả lời cho câu hỏi này và các ưu điểm khác giúp chúng ta biết nên sử dụng phương pháp mô đun hoá nào.

  • Áp dụng kiến trúc phân tầng trong ứng dụng Spring Boot

    Áp dụng kiến trúc phân tầng trong ứng dụng Spring Boot

    Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kiến trúc phân tầng được ứng dụng như thế nào trong ứng dụng Spring Boot.

    Chúng ta nên sử dụng bao nhiêu tầng?

    Trong kiến trúc phân tầng chúng ta không bị hạn chế về số tầng. Tuy nhiên, các dự án trong thực tế triển khai thường sử dụng 4 tầng. Các ứng dụng Spring Boot cũng có thể triển khai kiến trúc phân tầng với 4 tầng như sau:

    • Tầng Controller là triển khai của tầng Presentation.
    • Tầng Service là triển khai của tầng Business.
    • Tầng Repository là triển khai của tầng Persistence.
    • Tầng Database không được phản ánh trong mã nguồn của ứng dụng.

    Do một ứng dụng có hoặc không cần sử dụng tới database. Khi đó có thể tầng Repository cũng không tồn tại. Trong thực tế chúng ta thường thấy các Entity được định nghĩa trong mã nguồn. Về mặt lí thuyết thì các Entity thuộc về tầng Persistence. Tuy nhiên các Entity chính là phản ánh của các bảng trong database. Do đó chúng ta có thể xem các Entity như là thể hiện của tầng Database.

    Kiến trúc phân tầng trong ứng dụng Spring Boot

    Dưới đây là một ví dụ triển khai của kiến trúc phân tầng với ứng dụng Spring Boot:

    ├── src
    │   ├── main
    │   │   ├── java
    │   │   │   └── app
    │   │   │       └── demo
    │   │   │           ├── DemoApplication.java
    │   │   │           ├── controller
    │   │   │           │   └── ProductController.java
    │   │   │           ├── entity
    │   │   │           │   └── Product.java
    │   │   │           ├── repository
    │   │   │           │   └── ProductRepository.java
    │   │   │           ├── request
    │   │   │           │   └── ProductCreateRequest.java
    │   │   │           ├── response
    │   │   │           │   └── ProductCreateResponse.java
    │   │   │           └── service
    │   │   │               ├── ProductService.java
    │   │   │               └── ProductServiceImpl.java
    

    Mỗi một request từ client sẽ lần lượt đi qua các tầng Controller, Service, Repository và kết thúc ở tầng Database. Trong ví dụ trên, bảng Product trong database sẽ được ánh xạ tương ứng với Product entity. Các thao tác tương tác với bảng Product sẽ được triển khai ở ProductRepository. Logic nghiệp vụ liên quan tới Product sẽ được cài đặt trong ProductService. ProductController sẽ là nơi tiếp nhận yêu cầu từ phía client.

    Các yêu cầu từ phía client sẽ được tiếp nhận ở ProductController. Sau đó các thông tin nhận được sẽ được truyền tới ProductService. Tại đây các logic nghiệp vụ liên qua sẽ được xử lí trước khi được truyền tới ProductRepository. Cuối cùng dữ liệu sẽ được lưu trữ trong bảng Product của có sở dữ liệu.

    Tầng Controller

    /**
     * ProductController.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @RestController
    @RequiredArgsConstructor
    @RequestMapping("/products")
    public class ProductController {
      private final ProductService productService;
    
      @PostMapping
      public ResponseEntity<ProductCreateResponse> create(@RequestBody ProductCreateRequest request) {
        return ResponseEntity.ok().body(ProductCreateResponse.of(productService.create(request)));
      }
    }
    

    ProductController nhận dữ liệu từ client trong request body thông qua ProductCreateRequest. Sau đó nó truyền dữ liệu ProductCreateRequest xuống cho ProductService. Kết quả trả lại từ ProductService được chuyển thành ProductCreateResponse để trả lại client trong response body. ProductCreateRequestProductCreateResponse được cài đặt như sau:

    /**
     * ProductCreateRequest.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    public class ProductCreateRequest {
      private String name;
    
    }
    
    /**
     * ProductCreateResponse.
     */
    @Data
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    public class ProductCreateResponse {
      private Integer id;
    
      private String name;
    
      public static ProductCreateResponse of(Product product) {
        return ProductCreateResponse.builder().id(product.getId()).name(product.getName()).build();
      }
    }
    

    Tầng Service

    /**
     * ProductRepository.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Service
    @RequiredArgsConstructor
    public class ProductServiceImpl implements ProductService {
      private final ProductRepository productRepository;
    
      @Override
      @Transactional
      public Product create(ProductCreateRequest request) {
        return productRepository.save(Product.of(request));
      }
    }
    

    Tại tầng Service, ProductService nhận dữ liệu thông qua ProductCreateRequest được truyền xuống từ tầng Controller. Nó chuyển dữ liệu ProductCreateRequest vào Product entity, sau đó truyền dữ liệu Product entity xuống ProductRepository và cuối cùng dữ liệu được insert vào database.

    Tầng Repository

    Trong ví dụ này chúng ta sử dụng Spring Data JPAHibernate để cài đặt tầng Repository.

    /**
     * ProductRepository.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Repository
    public interface ProductRepository extends JpaRepository<Product, Integer> {}
    

    Chúng ta ánh xạ bảng Product vào Product entity như sau:

    /**
     * Product.
     *
     * @author Hieu Nguyen
     */
    @Data
    @Entity
    @Builder
    @NoArgsConstructor
    @AllArgsConstructor
    public class Product {
    
      @Id
      @GeneratedValue(generator = "Product")
      @TableGenerator(name = "Product", table = "hibernate_sequence")
      private Integer id;
    
      private String name;
    
      public static Product of(ProductCreateRequest request) {
        return Product.builder().name(request.getName()).build();
      }
    }
    

    Sử dụng tầng đóng hay mở

    Tất cả các tầng nên là đóng, nghĩa là với bất kì một tính năng nào chúng ta cần triển khai đủ 4 tầng: Controller, Service, Repository, Database. Tuy nhiên, trong qua trình sử dùng kiến trúc phân tầng sẽ có nhiều bạn đặt câu hỏi liệu có thực sự cần đến tầng Service không? Trên thực tế có nhiếu tính năng chúng ta sẽ không cần cài đặt mã nguồn ở tầng Service. Khi đó tẩng Service chỉ làm nhiệm vụ chuyển tiếp dữ liệu từ tầng Controller xuống tầng Repository. Tuy nhiên để đảm bảo không có những sai phạm không đáng có như việc cài đặt các logic nghiệp vụ ở tầng Controller sau đó gọi trực tiếp tới tầng Repository thì chúng ta nên triển khai tất cả các tầng đóng. Khi đó thì dù có hay không có logic nghiệp vụ ở tầng Service chúng ta vẫn nên triển khai tầng này.

    Tổng kết

    Trong bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu cách triển khai kiến trúc phân tầng trong một ứng dụng Spring Boot. Việc triển khai thực sự không khó, tuy nhiên để đảm bảo việc triển khai được thống nhất thì thực sự rất khó. Bài viết này hi vọng rằng có thể đem lại cái nhìn thống nhất giữa tất các các thành viên trong một dự án. Khi đó việc áp dụng kiến trúc phân tầng sẽ có hiệu quả hơn.

  • [MyBatis] Sử dụng MyBatis với Spring Boot

    [MyBatis] Sử dụng MyBatis với Spring Boot

    MyBatis là gì?

    MyBatis là một framework nổi tiếng trong cộng đồng Java. Nó là triển khai của tầng lưu trữ trong kiến trúc phân tầng trên nền tảng Java tương tự như Hibernate hoặc ngay cả là JDBC thuần. Nó giúp việc triển khai tầng lưu trữ trở nên đơn giản hơn với nhà phát triển. Thông tin về MyBatis bạn có thể tham khảo tại đây. Nội dung bài viết này tập trung vào cách sử dụng MyBatis cùng với Spring Boot.

    MyBatis-Spring-Boot-Starter

    Để sử dụng MyBatis với Spring Boot chúng ta sử dụng thư viện MyBatis-Spring-Boot-Starter. Đây là thư viện hỗ trợ cấu hình nhanh chóng một ứng dụng Spring Boot có sử dụng MyBatis. Thư viện này được hỗ trợ chính thức từ nhóm phát triển MyBatis. Các bước cấu hình tại đây.

    Repository hay Mapper

    Mapper là một Java interface mà các phương thức được ánh xạ tới các truy vấn SQL tương ứng. Mặc định MyBatis sẽ ánh xạ các method được định nghĩa trong các interface được đánh dấu với annotation @Mapper tới các truy vấn SQL tương ứng.

    ProductRepository

    Dưới đây là một ví dụ về Mapper. ProductRepository được định nghĩa trong package app.demo.mybatis.repository

    
    @Mapper
    public interface ProductRepository {
    
      void create(Product product);
    }
    

    Để định nghĩa truy vấn SQL tương ứng chúng ta tạo ProductRepository.xml trong thư mục app.demo.mybatis.repository bên trong resources.

    
    
    
    
      
        
      
    
    

    Trong ví dụ trên chúng ta đang ánh xạ phương thức create với câu truy vấn INSERT. Khi phương thức create được gọi thì câu truy vấn sẽ được thực thi. Kết quả câu truy vấn sẽ được trả về phương thức create.

    DataSource

    Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng MySQL để thực hành với MyBatis. Chúng ta có thể sử dụng docker để tạo container chạy MySQL với câu lệnh sau:

    docker run --name demo -e MYSQL_ROOT_PASSWORD=demo@123 -p 3306:3306 -d mysql --lower_case_table_names=1
    

    Với câu lệnh trên chúng ta đã tạo xong MySQL với schema demo cũng như mật khẩu cho tài khoản rootdemo@123.

    Để cấu hình data source với Spring Boot chúng ta thêm các cấu hình sau trong application.yml:

    spring:
      datasource:
        url: jdbc:mysql://localhost:3306/demo?createDatabaseIfNotExist=true
        username: root
        password: demo@123
        driverClassName: com.mysql.cj.jdbc.Driver
    

    BindingException

    org.apache.ibatis.binding.BindingException: Invalid bound statement (not found)
    

    Lỗi này xuất hiện khi chưa cấu hình thuộc tính mybatis.mapper-locations. Cấu hình thuộc tính này trong application.yml hoặc application.properties như sau:

    mybatis:
      mapper-locations: "classpath:app.demo.mybatis.repository/*.xml"
    
    mybatis.mapper-locations=classpath:app.demo.mybatis.repository/*.xml
    

    Tổng kết

    Trong bài viết này tôi đã hướng dẫn các bạn các bước cơ bản để tạo một ứng dụng Spring Boot có sử dụng MyBatis. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu tiếp cận với MyBatis cũng như là cung cấp một hướng dẫn khi bắt đầu xây dựng một dự án.