Category: Backend

  • [AWS] Phát triển ứng dụng Lambda bằng Java

    [AWS] Phát triển ứng dụng Lambda bằng Java

    Như các bạn đã biết hiện nay môi trường thực thi sử dụng trong Lambda phần lớn đang sử dụng Node hay Python. Tuy nhiên trên thực tế đôi khi bạn cần sử dụng một môi trường thực thi khác như Java chẳng hạn. Trên thực tế thì AWS cũng đang hỗ trợ khá nhiều môi trường thực thi khác nhau. Có nhiều lý do dẫn tới việc chúng ta phải sử dụng một môi trường thực thi nào đó tuỳ vào tình hình dự án. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng ứng dụng Lamba sử dụng môi trường thực thi là Java.

    Các công cụ cần thiết

    Docker

    Chúng ta cần Docker bởi vì công cụ thực thi SAM CLI sẽ sử dụng docker container để thực thi ứng dụng. Bạn thao khảo đường dẫn sau để cài đặt Docker

    SAM

    Chúng ta sẽ sử dụng SAM vì chúng ta cần một môi trường thực thi có thể chạy trên môi trường cục bộ và có thể debug được. Để cài SAM bạn làm theo hướng dẫn sau:

    brew tap aws/tap
    brew install aws-sam-cli
    

    Chúng ta sử dụng brew để cài SAM nên bạn cần cài brew trước. Nếu chưa cài brew thì bạn có thể thao khảo cách cài brew như sau:

    /bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install.sh)"
    hieunv@HieuNV ~ % brew --version
    Homebrew 2.2.10
    Homebrew/homebrew-core (git revision f0179; last commit 2020-03-22)
    Homebrew/homebrew-cask (git revision 0a88ae; last commit 2020-03-22)
    

    Để kiểm tra xem bạn đã cài đặt thành công chưa, bạn sử dụng lệnh sau:

    hieunv@HieuNV ~ % sam --version
    SAM CLI, version 0.45.0
    

    Trên Windows thì bạn thao khảo đường dẫn này

    Oracle JDK

    Chúng ta sẽ sử dụng môi trường thực thi Java nên việc cài đặt Oracle JDK là đương nhiên đúng không. Các bạn tham khảo cách cài đặt Oracle JDK tại đây nhé.

    Maven

    SAM sẽ sử dụng maven để build nên chúng ta cần cài đặt thêm maven. Để cài đặt Maven các bạn sử dụng lệnh sau:

    brew install --ignore-dependencies maven
    

    Các bạn chú ý, chúng ta cần sử dụng --ignore-dependencies để bỏ qua việc cài đặt Open JDK nhé. Mặc định maven sẽ sử dụng Open JDK. Tuy nhiên chúng ta đã cài đặt Oracle JDK rồi nên không cần cài Open JDK nữa.

    Tài liệu tham khảo:

    Tạo project bằng SAM

    • Tạo một project mới
    hieunv@HieuNV hieunv % sam init -r java11
    Which template source would you like to use?
    	1 - AWS Quick Start Templates
    	2 - Custom Template Location
    Choice: 1
    
    Which dependency manager would you like to use?
    	1 - maven
    	2 - gradle
    Dependency manager: 1
    
    Project name [sam-app]:
    
    Cloning app templates from https://github.com/awslabs/aws-sam-cli-app-templates.git
    
    AWS quick start application templates:
    	1 - Hello World Example: Maven
    	2 - EventBridge Hello World: Maven
    	3 - EventBridge App from scratch (100+ Event Schemas): Maven
    Template selection: 1
    
    -----------------------
    Generating application:
    -----------------------
    Name: sam-app
    Runtime: java11
    Dependency Manager: maven
    Application Template: hello-world
    Output Directory: .
    
    Next steps can be found in the README file at ./sam-app/README.md
    
    • Trước khi thực thi bạn cần build project trước
    hieunv@HieuNV hieunv % cd sam-app
    hieunv@HieuNV sam-app % sam build
    Building resource 'HelloWorldFunction'
    /usr/local/bin/mvn is using a JVM with major version 13 which is newer than 11 that is supported by AWS Lambda. The compiled function code may not run in AWS Lambda unless the project has been configured to be compatible with Java 11 using 'maven.compiler.target' in Maven.
    Running JavaMavenWorkflow:CopySource
    Running JavaMavenWorkflow:MavenBuild
    Running JavaMavenWorkflow:MavenCopyDependency
    Running JavaMavenWorkflow:MavenCopyArtifacts
    
    Build Succeeded
    
    Built Artifacts  : .aws-sam/build
    Built Template   : .aws-sam/build/template.yaml
    
    Commands you can use next
    =========================
    [*] Invoke Function: sam local invoke
    [*] Deploy: sam deploy --guided
    
    • Khởi động ứng dụng (trước khi khởi động bạn cần đảm bảo rằng Docker đang hoạt động)
    hieunv@HieuNV sam-app % sam local start-api
    Mounting HelloWorldFunction at http://127.0.0.1:3000/hello [GET]
    You can now browse to the above endpoints to invoke your functions. You do not need to restart/reload SAM CLI while working on your functions, changes will be reflected instantly/automatically. You only need to restart SAM CLI if you update your AWS SAM template
    2020-03-22 22:07:45  * Running on http://127.0.0.1:3000/ (Press CTRL+C to quit)
    

    Chúng ta thử truy cập vào http://127.0.0.1:3000/hello bằng Postman. Nếu các bạn chưa chạy lần nào thì sẽ phải chờ hơi lâu một chút để Docker tải image cần thiết.

    start-api

    Trong bài viết này tôi đã hướng dẫn các bạn cách viết một API bằng Lambda sử dụng môi trường thực thi Java. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho dự án của các bạn.

  • [AWS] Serverless và SAM, bạn chọn dùng cái nào?

    [AWS] Serverless và SAM, bạn chọn dùng cái nào?

    Mình đã viết khá nhiều bài sử dụng Serverless, tại sao mình lại viết bài này. Thực ra mình cũng mới bắt đầu làm AWS Lambda được một thời gian ngắn. Dự án đầu tiên mình làm Lambda thì đã các bạn đi được đã chọn Serverless để phát triển. Dự án thứ hai mình làm với AWS Lambda thì khách hàng đưa cho mình bộ mã nguồn đã được cấu hình sử dụng Serverless. Mọi thứ đều có vẻ ổn cho đến một ngày mình quyết định thử debug Lambda bằng Visual Studio Code. Mọi thứ trở nên phức tạp và mình tìm thấy SAM, dường như nó đã giải quyết vấn đề của mình nên mình quyết định viết bài này để cho các bạn nếu mới đến với thế giới AWS thì có thể dễ dàng lựa chọn thứ mình cần.

    Chọn Serverless hay SAM?

    Dự án đầu tiên mình dùng Serverless và viết bằng JavaScript, mọi thứ đều ổn vì mình chỉ dùng Serverless có kết hợp với Serverless Offline để chạy các hàm Lambda API trên máy tính cá nhân được. Việc debug cũng không gặp trở ngại gì do Serverless Offline có hỗ trợ debug. Thế nhưng đến dự án tiếp theo, ngôn ngữ được chọn làm môi trường thực thi là Python và mình thực sự gặp khó khăn. Mình vẫn có thể chạy được các hàm Lambda trên máy tính cá nhân nhưng không thể debug đươc. Và thế là mình bắt đầu tìm hiểu để giải quyết vấn đề này. Rồi mình tìm thấy SAM và mọi thứ dường như được giải quyết.

    Ngôn ngữ nào được hỗ trợ?

    • Serverless Offline hỗ trợ những ngôn ngữ sau:
      • Python
      • Ruby
      • Node
    • SAM hỗ trợ nhưng ngôn ngữ sau:
      • Python
      • Ruby
      • Node
      • Java
      • .NET Core

    Được hỗ trợ như thế nào?

    • Serverless Offline là plugin được cá nhân phát triển. Nó không phải gói được hỗ trợ chính thức từ AWS.

    • SAM được hỗ trợ chính thức từ AWS.

    Hỗ trợ debug như thế nào?

    • Serverless Offline chỉ hỗ trợ debug với Node.

    • SAM thì có vẻ như đã hỗ trợ tất cả các trình thực thi ở trên. Mình đã thử debug với Java thì thấy vẫn OK.

    Môi trường thực thi

    • Serverless chạy trực triếp trên máy host.
    • SAM thì sử dụng container trong docker để thực thi.

    Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng Serverless ở các tài liệu sau nhé:

    Kết luận

    SAM dường như có những lợi thế hơn hẳn so với Serverless. Nếu bạn quyết định phát triển bằng Node thì bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi dùng Serverless hay SAM. Nếu bạn chọn một môi trường thực thi khác như Python hay Ruby hay bất kỳ môi trường nào khác thì lựa chọn SAM sẽ là quyết định sáng suốt hơn đấy. Mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng SAM trong loạt bài viết về SAM sau nhé.

  • [AWS] Lambda và DynamoDB Streams không còn khó nữa!

    [AWS] Lambda và DynamoDB Streams không còn khó nữa!

    Với các ứng dụng hiện nay, việc giao tiếp giữa client và server phổ biến đang sử dụng Rest API. Trong một số trường hợp việc phải để client đợi xử lý là điều không thể chấp nhận được. Do đó để giải quyết vấn đề này thì phần lớn cách giải quyết là sử dụng batch process, nghĩa là tại thời điểm đó chúng ta sẽ trả lại dữ liệu cho client ở trạng thái đang xử lý(tránh xảy ra tình trạng timeout). Tuy nhiên ngay tại thời điểm đó một batch process sẽ được khởi động để thực thi tiếp các công việc còn lại. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn viết batch process bằng AWS Lambda bằng cách sử dụng DynamoDB Streams.

    DynamoDB Streams

    DynamoDB Streams là một tính năng trong DynamoDB cho phép bạn lắng nghe thay đổi trên một bảng dữ liệu nào đó và thực hiện các tác vụ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong ứng dụng của bạn. Mỗi khi có sự thay đổi DynamoDB sẽ ghi các bản ghi gần như ngay lập tức là dòng dữ liệu mà các ứng dụng đang lắng nghe.

    Với DynamoDB Streams để giải quyết vấn đề timeout của API chúng ta chỉ gần ghi dữ liệu vào bảng trong DynamoDB sau đó dữ liệu được ghi lên dòng dữ liệu mà batch process của chúng ta đang lắng nghe rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ còn lại.

    Các bạn tham khảo link sau để cài đặt DynamoDB ở local nhé.

    Định nghĩa bảng trong DynamoDB

    Các bạn có thẻ sử dụng NoSQL Workbench for Amazon DynamoDB để tạo bảng hoặc viết code để chia sẻ với các member khác như sau:

    # -*- coding: utf-8 -*-
    import os
    from datetime import datetime
    import boto3
    
    dynamodb = boto3.client(
        "dynamodb",
        endpoint_url="http://localhost:8000",
        region_name="us-east-1",
        aws_access_key_id="test",
        aws_secret_access_key="test",
    )
    
    
    def create_orders():
        try:
            dynamodb.delete_table(TableName="dev_orders")
        except Exception as exp:
            print(exp)
    
        response = dynamodb.create_table(
            TableName="dev_orders",
            AttributeDefinitions=[
                {"AttributeName": "id", "AttributeType": "S"},
                {"AttributeName": "status", "AttributeType": "S"},
            ],
            KeySchema=[{"AttributeName": "id", "KeyType": "HASH"}],
            ProvisionedThroughput={"ReadCapacityUnits": 1, "WriteCapacityUnits": 1},
            GlobalSecondaryIndexes=[
                {
                    "IndexName": "statusGSIndex",
                    "KeySchema": [{"AttributeName": "status", "KeyType": "HASH"}],
                    "Projection": {"ProjectionType": "ALL"},
                    "ProvisionedThroughput": {
                        "ReadCapacityUnits": 1,
                        "WriteCapacityUnits": 1,
                    },
                },
            ],
            # bắt buộc phải có khai báo này để sử dụng DynamoDB Streams cho bảng này
            StreamSpecification={
                "StreamEnabled": True,
                "StreamViewType": "NEW_AND_OLD_IMAGES",
            },
        )
        print(response)
    
    
    create_orders()
    

    Kiểm tra bảng được tạo bằng NoSQL Workbench for Amazon DynamoDB

    dev_orders

    Các bạn chú ý giá trị bôi vàng nhé. Đây là dòng dữ liệu sẽ được DynamoDB ghi lên đó. Khi ứng dụng của bạn lắng nghe dòng dữ liệu này thì bất kỳ hành động nào xảy ra trên bảng sẽ được ghi lên dòng dữ liệu và ứng dụng của chúng ta sẽ phát hiện được điều đó.

    Định nghĩa Lambda lắng nghe dòng dữ liệu từ DynamoDB

    Để lắng nghe dòng dữ liệu từ DynamoDB Streams bạn cần thêm serverless-offline-dynamodb-streams và cấu hìn serverless.yml như sau:

    custom:
      # ...
      serverless-offline-dynamodb-streams:
        endpoint: http://dynamodb:8000
        accessKeyId: root
        secretAccessKey: root
    # ...
    plugins:
      - serverless-offline
      - serverless-python-requirements
      - serverless-offline-dynamodb-streams
    

    Các bạn tham khảo bài viết Mô phỏng AWS Lambda & API Gateway bằng Serverless Offline để biết các viết API bằng Lambda nhé.

    Trong bài viết này, dể thực hiện lắng nghe dòng dữ liệu, bạn định nghĩa hàm Lambda trong Serverless như sau:

    jobs_order:
      handler: src.jobs.order.lambda_handler
      events:
        - stream:
            enabled: true
            type: dynamodb
            # đây là giá trị màu vàng tôi có đề cập ở trên
            arn: arn:aws:dynamodb:ddblocal:000000000000:table/dev_orders/stream/2020-03-15T07:59:46.532
            batchSize: 1
    

    Thử viết Rest API ghi dữ liệu vào bảng và kiểm tra DynamoDB Streams

    Các bạn định nghĩa một API như sau:

    functions:
      post_orders:
        handler: src.api.post_orders.lambda_handler
        events:
          - http:
              method: post
              path: api/orders
              cors: true
    

    src/api/post_orders.py

    import json
    import logging
    from datetime import datetime
    from uuid import uuid4
    import boto3
    
    LOGGER = logging.getLogger()
    LOGGER.setLevel(logging.INFO)
    
    
    def lambda_handler(event, context):
        headers = {"Access-Control-Allow-Origin": "*", "Accept": "application/json"}
        body = json.loads(event["body"])
        dynamodb = boto3.client(
            "dynamodb",
            endpoint_url="http://localhost:8000",
            region_name="us-east-1",
            aws_access_key_id="test",
            aws_secret_access_key="test",
        )
        now = int(datetime.utcnow().timestamp())
        body = dynamodb.put_item(
            TableName="dev_orders",
            Item={
                "id": {"S": str(uuid4())},
                "name": {"S": body["name"]},
                "status": {"S": " "},
                "created_at": {"N": str(now)},
                "updated_at": {"N": str(now)},
            },
        )
        return {
            "statusCode": 200,
            "headers": headers,
            "body": json.dumps(body),
        }
    

    Các bạn thử post dữ liệu bằng Postman nhé post_orders

    Các bạn để ý Terminal sau khi post dữ liệu nhé

    terminal

    Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thể sử dùng Lambda và DynamoDB tốt hơn.

  • [Docker] Docker vs vagrant, tôi đã quản lý container như thế nào?

    [Docker] Docker vs vagrant, tôi đã quản lý container như thế nào?

    Bạn có gặp khó khăn trong việc xây dựng môi trường phát triển ứng dụng không? Mỗi khi bắt đầu một dự án mới, việc cài đặt môi trường phát triển thường tốn khá nhiều thời gian. Do đó việc xây dựng và chia sẻ môi trường phát triển giữa các thành viên trong dự án là thực sự cần thiết. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách mà tôi đã làm với các dự án của mình.

    Tại sao lại sử dụng docker?

    Chia sẻ qua một chút về quá trình trước khi tôi sử dụng docker trong các dự án của mình. Năm 2014, tôi bắt đầu xây dựng môi trường phát triển cho dự án sử dụng vargrant. Với vargrant tôi đã có thể đóng gói các dịch vụ được sử dụng trong dự án và chia sẻ với các thành viên trong dự án. Nhưng bạn biết không dự án có sử dụng PostgreSQL và Couchbase, khi đó tôi đã tạo 2 máy ảo vagrant cho các dịch vụ này. Bạn biết đấy, vargrant sẽ tạo ra một máy ảo hoàn chỉnh và sau đó tôi cài các dịch vụ tôi cần sử dụng lên đó. Nó thực sự là vấn đề với chiếc PC của tôi :). Ngoài ra bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối các máy ảo này với nhau nữa, bạn cần setting sao cho chúng ở cùng một mạng riêng.

    Khi sử dụng docker thì sao? Với mỗi dịch vụ bạn tạo ra một container riêng giống như một máy ảo vargrant tôi đã tạo ở trên. Nhưng điểm khác biệt là gì?

    • Với docker bạn không cần lo lắng về vấn đề cài dịch vụ nữa. Nó đã tự động làm việc đó rồi.

    • docker không tạo ra một máy ảo hoàn chỉnh với các dịch vụ thừa trong đó. Nó đơn giản tạo ra một môi trường đủ để bạn chạy dịch vụ của mình.

    • Việc cấu hình mạng riêng và chuyển tiếp cổng vào container cũng được được thiết lập dễ dàng hơn.

    Với chừng đó lý do là đủ để tôi chuyến sang sử dụng docker rồi 🙂

    Tôi đã quản lý container bằng docker như thế nào?

    Để quản lý container tôi sử dụng Docker Compose, công cụ này có sẵn khi bạn cài Docker Desktop

    Cấu hình container

    • Sử dụng docker-compose.yml để cấu hình các dịch vụ bạn muốn sử dụng trong ứng dụng

    Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ cấu hình để tạo ra hai container cho các dịch vụ MySQL và DynamoDB.

    docker-compose.yml

    version: '3'
    services:
      mysql:
        image: mysql:5.7.26
        # set hostname để bạn có thể access vào container bằng tên này
        container_name: mysql
        ports:
          # Cấu hình forward port từ host vào docker container
          - '3306:3306'
        volumes:
          # Cấu hình thư mục chưa schema bạn muốn import vào MySQL
          - ./mysql/initdb.d:/docker-entrypoint-initdb.d
          # mount thư mục MySQL data để có thể backup dữ liệu nếu cần
          - ./mysql/data:/var/lib/mysql
          # Các cấu hình bạn cần thay đổi cho dịch vụ MySQL
          - ./mysql/conf.d/my.cnf:/etc/mysql/my.cnf
          # mount thư mục log để trace lỗi nếu cần
          - ./mysql/log:/var/log/mysql
        # các biến môi trường sử dụng qua tham số -e khi run container hoặc cấu hình trong .env như bên dưới
        environment:
          # set mật khẩu cho tài khoản root
          - MYSQL_ROOT_PASSWORD=$DB_ROOT_PASSWORD
          # tên database bạn muốn tạo sau khi container được khởi động
          - MYSQL_DATABASE=$DB_DATABASE
          # tạo thêm một user mới với tên được cấu hình trong $MYSQL_USER
          - MYSQL_USER=$DB_USER
          # set mật khẩu cho user được tạo ở trên
          - MYSQL_PASSWORD=$DB_PASSWORD
    
      dynamodb:
        image: amazon/dynamodb-local
        # set hostname để bạn có thể access vào container bằng tên này
        container_name: dynamodb
        ports:
          # Cấu hình forward port từ host vào docker container
          - '8000:8000'
        volumes:
          # mount thử mục data của DynamoDB để có thể backup
          - ./dynamodb/data:/home/dynamodblocal/data
        entrypoint: java
        command: '-jar DynamoDBLocal.jar -sharedDb -dbPath /home/dynamodblocal/data'
    
    • Set các biến môi trường bằng .env

    Tại thư mục chưa docker-compose.yml bạn tạo .env như sau:

    .env

    DB_ROOT_PASSWORD=hieunv@123456
    DB_DATABASE=test
    DB_USER=hieunv
    DB_PASSWORD=hieunv@123456
    

    Khởi động các dịch vụ

    Bạn sử dụng docker-compose để khởi động các dịch vụ như đã cấu hình ở trên

    docker-compose up -d
    
    Tạo container bằng docker-compose

    Xoá các container

    Khi bạn không muốn sử dụng container nữa hoặc khi có lỗi container mà bạn muốn tạo lại thì có thể xoá nhanh các container đã tạo bằng lệnh sau:

    docker-compose down -v
    

    Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ sử dụng Docker trong dự án của mình.

  • [MacOS] Hướng dẫn cài đặt Oracle JDK

    [MacOS] Hướng dẫn cài đặt Oracle JDK

    Mặc định thì Oracle JDK sẽ được chọn cài đặt trên MacOS. Do đó nếu muốn sử dụng Oracle JDK thì bạn cần phải cài đặt lại. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Oracle JDK.

    Homebrew

    • Nếu bạn chưa cài đặt brew thì có thể sử dụng lệnh sau để tiến hành cài đặt
    /bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install.sh)"
    
    • Nếu đã cài đặt rồi thì tiến hành update lastest brew như sau:
    hieunv@HieuNV ~ % brew update && brew upgrade
    Updated 1 tap (homebrew/core).
    ==> New Formulae
    swift-sh
    ==> Updated Formulae
    apache-spark               jetty                      xcodegen
    docker-slim                vim                        zsh-syntax-highlighting
    Updating Homebrew...
    

    Kiểm tra caskjava

    brew cask info java
    

    Nếu homebrew/cask chưa được cài đặt thì nó sẽ tự động cài đặt luôn

    hieunv@HieuNV ~ % brew cask info java
    ==> Tapping homebrew/cask
    Cloning into '/usr/local/Homebrew/Library/Taps/homebrew/homebrew-cask'...
    remote: Enumerating objects: 3655, done.
    remote: Counting objects: 100% (3655/3655), done.
    remote: Compressing objects: 100% (3648/3648), done.
    remote: Total 3655 (delta 26), reused 510 (delta 5), pack-reused 0
    Receiving objects: 100% (3655/3655), 1.23 MiB | 215.00 KiB/s, done.
    Resolving deltas: 100% (26/26), done.
    Tapped 1 command and 3543 casks (3,660 files, 4.0MB).
    java: 13.0.2,8:d4173c853231432d94f001e99d882ca7
    https://openjdk.java.net/
    Not installed
    From: https://github.com/Homebrew/homebrew-cask/blob/master/Casks/java.rb
    ==> Name
    OpenJDK Java Development Kit
    ==> Artifacts
    jdk-13.0.2.jdk -> /Library/Java/JavaVirtualMachines/openjdk-13.0.2.jdk (Generic Artifact)
    
    • Nếu đã cài đặt rồi bạn sẽ nhận được thông tin về phiên bản java đã được cài đặt
    hieunv@HieuNV ~ % brew cask info java
    java: 13.0.2,8:d4173c853231432d94f001e99d882ca7
    https://openjdk.java.net/
    Not installed
    From: https://github.com/Homebrew/homebrew-cask/blob/master/Casks/java.rb
    ==> Name
    OpenJDK Java Development Kit
    ==> Artifacts
    jdk-13.0.2.jdk -> /Library/Java/JavaVirtualMachines/openjdk-13.0.2.jdk (Generic Artifact)
    

    Tiến hành cài đặt Oracle JDK sử dụng brew cask

    hieunv@HieuNV ~ % brew cask install oracle-jdk
    ==> Caveats
    Installing oracle-jdk means you have AGREED to the license at:
      https://www.oracle.com/technetwork/java/javase/terms/license/javase-license.html
    
    ==> Downloading https://download.oracle.com/otn-pub/java/jdk/13.0.2+8/d4173c8532
    ==> Downloading from https://download.oracle.com/otn-pub/java/jdk/13.0.2+8/d4173
    ######################################################################## 100.0%
    ==> Verifying SHA-256 checksum for Cask 'oracle-jdk'.
    ==> Installing Cask oracle-jdk
    ==> Running installer for oracle-jdk; your password may be necessary.
    ==> Package installers may write to any location; options such as --appdir are i
    Password:
    installer: Package name is JDK 13.0.2
    installer: Installing at base path /
    installer: The install was successful.
    ?  oracle-jdk was successfully installed!
    

    Kiểm tra phiên bản java sau khi cài đặt

    hieunv@HieuNV ~ % java --version
    java 13.0.2 2020-01-14
    Java(TM) SE Runtime Environment (build 13.0.2+8)
    Java HotSpot(TM) 64-Bit Server VM (build 13.0.2+8, mixed mode, sharing)
    
    hieunv@HieuNV ~ % javac --version
    javac 13.0.2
    

    setting JAVA_HOME

    Thêm export JAVA_HOME=$(/usr/libexec/java_home) vào ~/.zshrc

    echo 'export JAVA_HOME=$(/usr/libexec/java_home)' >> ~/.zshrc
    

    Kiểm tra biến JAVA_HOME

    Đóng Termial sau đó bật lại và kiểm tra biến JAVA_HOME

    hieunv@HieuNV libexec % echo $JAVA_HOME
    /Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk-13.0.2.jdk/Contents/Home
    

    Như vậy là bạn đã tiến hành cài đặt thành công Oracle Java rồi.
    Tài liệu tham khảo
    https://emcorrales.com/blog/install-oracle-jdk-macos-homebrew

  • Mô phỏng AWS Lambda & API Gateway bằng Serverless Offline

    Mô phỏng AWS Lambda & API Gateway bằng Serverless Offline

    Khi phát triển ứng dùng bằng AWS Lambda không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phát triển trực tiếp trên AWS được. Do đó việc giả lập môi trường AWS để có thể chạy được Lambda và API Gateway là cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta có thể học mà còn giúp cho quá trình phát triển nhanh hơn. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn giả lập AWS Lambda và API Gateway bằng Serverless Offline

    Các công cụ cần thiết

    Trước tiên bạn cần cài đặt các tool cần thiết, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt trong các bài viết sau:

    Bạn có thể dùng lệnh sau để cài serverless

    hieunv@HieuNV lambda % yarn global add serverless
    yarn global v1.22.0
    [1/4] ?  Resolving packages...
    [2/4] ?  Fetching packages...
    [3/4] ?  Linking dependencies...
    [4/4] ?  Building fresh packages...
    success Installed "[email protected]" with binaries:
          - serverless
          - slss
          - sls
    ✨  Done in 14.23s.
    

    Tạo một project mới

    • Tạo project với yarn
    hieunv@HieuNV hieunv % mkdir lambda
    hieunv@HieuNV hieunv % cd lambda
    hieunv@HieuNV lambda % yarn init
    yarn init v1.22.0
    question name (lambda):
    question version (1.0.0):
    question description:
    question entry point (index.js):
    question repository url:
    question author:
    question license (MIT):
    question private:
    success Saved package.json
    ✨  Done in 3.53s.
    
    • Cài đặt serverless-offline
    hieunv@HieuNV lambda % yarn add serverless-offline -D
    
    • Cài đặt serverless-python-requirements để viết lambda handler bằng python
    hieunv@HieuNV lambda % yarn add serverless-python-requirements -D
    

    Cấu hình serverless.yml

    serverless.yml

    service: lambda
    
    frameworkVersion: '>=1.1.0 <2.0.0'
    
    provider:
      name: aws
      runtime: python3.7
    custom:
      serverless-offline:
        port: 4000
    plugins:
      - serverless-offline
      - serverless-python-requirements
    

    Cấu hình lambda handler đầu tiên trong serverless.yml

    Chúng ta tạo một Rest API sử dụng lambda bằng cách thêm đoạn sau vào file serverless.yml

    functions:
      test:
        handler: src.api.test.lambda_handler
        events:
          - http:
              method: get
              path: api/test
              cors: true
    

    Ở đây chúng ta tạo ra một Rest API với phướng thức GET và path /api/test. Các bạn nhìn thấy handler: src.api.test.lambda_handler đúng không. Đây là cấu hình hàm lamda sẽ được gọi bởi API Gateway

    Viết code cho lambda handler

    src/api/test.py

    import json
    
    
    def lambda_handler(event, context):
        headers = {"Access-Control-Allow-Origin": "*", "Accept": "application/json"}
        return {
            "statusCode": 200,
            "headers": headers,
            "body": json.dumps({"status": "success", "data": {}}),
        }
    

    Tạo script để run server

    Thêm đoạn sau vào package.json

        "scripts": {
            "start": "sls offline start"
        },
    

    Giờ thì chạy thôi nào các thanh niên

    hieunv@HieuNV lambda % yarn start
    yarn run v1.22.0
    $ sls offline start
    Serverless: Starting Offline: dev/us-east-1.
    
    Serverless: Routes for test:
    Serverless: GET /api/test
    Serverless: POST /{apiVersion}/functions/lambda-dev-test/invocations
    
    Serverless: Offline [HTTP] listening on http://localhost:4000
    Serverless: Enter "rp" to replay the last request
    

    Dùng Postman để call api vừa tạo nhé:

    Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn tiếp tục học và làm việc cùng với AWS Lambda và API Gateway trong các dự án của mình.

  • Hướng dẫn sử dung mono repository với yarn workspaces

    Hướng dẫn sử dung mono repository với yarn workspaces

    Thông thường khi viết ứng dụng node, chúng ta thương sử dụng các thử viện có sẵn trên npmjs. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo một dự án node có thể chia nhỏ thành các packages nhưng vẫn có thể viết trên cùng một repository. Yarn cung cấp cho bạn chức năng để tạo và link các packages với nhau bằng yarn workspaces. Chúng ta tìm hiểu yarn workspaces hoạt động ra sao nhé

    Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt yarn ở đây

    Tạo mới project

    hieunv@HieuNV hieunv % mkdir mono
    hieunv@HieuNV hieunv % cd mono
    hieunv@HieuNV mono % yarn init
    yarn init v1.22.0
    question name (mono):
    question version (1.0.0):
    question description:
    question entry point (index.js):
    question repository url:
    question author:
    question license (MIT):
    question private:
    success Saved package.json
    ✨  Done in 5.46s.
    hieunv@HieuNV mono %
    

    Enable yarn workspaces

    • Thêm đoạn "workspaces": ["packages/*"] vào package.json

    package.json

    {
      "name": "mono",
      "workspaces": ["packages/*"],
      "version": "1.0.0",
      "main": "index.js",
      "license": "MIT"
    }
    

    Tiến hành tạo mono repository theo các bước sau:

    • Tạo 3 package trong thư mục packages như sau:
    hieunv@HieuNV mono % find . -print | sed -e 's;[^/]*/;|____;g;s;____|; |;g'
    .
    |____package.json
    |____packages
    | |____package-c
    | | |____index.js
    | | |____package.json
    | |____package-b
    | | |____index.js
    | | |____package.json
    | |____package-a
    | | |____index.js
    | | |____package.json
    
    • Tại thư mục package-apackage-b, thực hiện đăng ký package:

    package-a

    hieunv@HieuNV package-a % yarn link
    yarn link v1.22.0
    success Registered "package-a".
    info You can now run `yarn link "package-a"` in the projects where you want to use this package and it will be used instead.
    ✨  Done in 0.04s.
    

    package-b

    hieunv@HieuNV package-b % yarn link
    yarn link v1.22.0
    success Registered "package-b".
    info You can now run `yarn link "package-b"` in the projects where you want to use this package and it will be used instead.
    ✨  Done in 0.04s.
    
    • Thêm package-apackage-b như là dependency của package-c:
    hieunv@HieuNV package-c % yarn link "package-a"
    yarn link v1.22.0
    success Using linked package for "package-a".
    ✨  Done in 0.04s.
    hieunv@HieuNV package-c % yarn link "package-b"
    yarn link v1.22.0
    success Using linked package for "package-b".
    ✨  Done in 0.04s.
    
    • Trong package-a tạo các file sau:

    package-a/package.json

    {
      "type": "module",
      "name": "package-a",
      "version": "1.0.0",
      "main": "index.js",
      "license": "MIT"
    }
    

    package-a/index.js

    export function packageA() {
      console.log('Package A');
    }
    
    • Trong của package-b tạo các file sau:

    package-b/package.json

    {
      "type": "module",
      "name": "package-b",
      "version": "1.0.0",
      "main": "index.js",
      "license": "MIT"
    }
    

    package-b/index.js

    export function packageB() {
      console.log('Package B');
    }
    
    • Sử dụng các hàm được khai báo package-apackage-b

    package-c/package.json

    {
      "type": "module",
      "name": "package-c",
      "version": "1.0.0",
      "main": "index.js",
      "license": "MIT"
    }
    

    package-c/index.js

    import { packageA } from 'package-a';
    import { packageB } from 'package-b';
    
    packageA();
    packageB();
    
    • Run package-c/index.js
    hieunv@HieuNV package-c % node index.js
    (node:10165) ExperimentalWarning: The ESM module loader is experimental.
    Package A
    Package B
    

    Tài liệu tham khảo:

    • https://classic.yarnpkg.com/en/docs/workspaces/
  • Hướng dẫn cài đặt DynamoDB với Docker

    Hướng dẫn cài đặt DynamoDB với Docker

    Cài đặt docker

    • Cập nhập brew
    hieunv@HieuNV ~ % brew update && brew upgrade
    Updated 1 tap (homebrew/core).
    No changes to formulae.
    
    • Cài đặt docker
    brew install docker
    
    • Kiểm tra docker sau khi cài đặt
    hieunv@HieuNV ~ % docker -v
    Docker version 19.03.1, build 74b1e89
    
    • Khởi động Docker
    Kiểm tra trạng thái docker

    Tạo DynamoDB container

    • Tạo docker-compose.yml để up DynamoDB

    docker-compose.yml

    version: '3'
    services:
      dynamodb:
        image: amazon/dynamodb-local
        container_name: dynamodb
        ports:
          - '8000:8000'
        volumes:
          - ./dynamodb/data:/home/dynamodblocal/data
        entrypoint: java
        command: '-jar DynamoDBLocal.jar -sharedDb -dbPath /home/dynamodblocal/data'
    
    • Up DynamoDB container sau khi tạo docker-compose.yml
    docker-compose up -d
    
    Kiểm tra trạng thái docker sau khi up DynamoDB container

    Bạn có thể truy cập vào docker shell bằng link sau:

    http://localhost:8000/shell
    

    Như vậy là bạn đã tạo xong container cho DynamoDB rồi.

  • Quản lý python packages như thế nào cho đúng

    Quản lý python packages như thế nào cho đúng

    Maven dùng pom để quản lý packages, Node thì có packages.json. Anh em python thì quản lý python packages bằng pip (Package installer for Python). Tuy nhiên khi sử dụng pip sẽ gặp phải tình huống các dự án khác nhau sử dụng dánh sách packages khác nhau. Vấn đề lớn hơn nữa có thể xảy ra tình huống 2 dự án nào đó sử dụng cùng package ở hai phiên bản khách nhau. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách quản lý python packages cho các dự án khác nhau mà không bị phụ thuộc vào nhau. Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

    Kiểm tra tình trạng hoạt động của brew nào:

    hieunv@HieuNV ~ % brew update && brew upgrade
    Updated 1 tap (homebrew/core).
    ==> Updated Formulae
    abcm2ps             consul              grails              pjproject
    allure              dps8m               graphicsmagick      rancid
    appstream-glib      erlang              i2p                 ratfor
    byteman             flyway              jruby               stress-ng
    camlp5              folly               libgphoto2          zydis
    cargo-instruments   fonttools           libjwt
    cfengine            gmsh                mill
    clblast             gptfdisk            mongoose
    

    Cài đặt python 3

    brew install python
    

    Mặc định MacOS sử dụng python 2

    hieunv@HieuNV ~ % python -V
    Python 2.7.16
    hieunv@HieuNV ~ % python3 -V
    Python 3.7.0
    

    Các bạn cần thêm đoạn sau vào ~/.zshrc.

    export PATH="/usr/local/opt/python/libexec/bin:/usr/local/sbin:$PATH"
    

    Nếu đang mở Terminal bạn cần đóng Terminal lại rồi kiểm tra lại python version

    hieunv@HieuNV ~ % python -V
    Python 3.7.6
    hieunv@HieuNV ~ % pip -V
    pip 19.3.1 from /usr/local/lib/python3.7/site-packages/pip (python 3.7)
    

    Cài đặt virtualenvvirtualenvwrapper

    Với python các packages không được cài đặt cục bộ giống như node. Do đó chúng ta cần tạo ra các môi trường khác nhau với các packages khác nhau để sử dụng cho các dự án khác nhau.

    Cài đặt virtualenv

    pip install virtualenv
    

    Cài đặt virtualenvwrapper

    pip install virtualenvwrapper
    

    Activate virtualenv mỗi khi bật khởi động Terminal

    Các bạn thêm đoạn sau vào ~/.zshrc để virutalenv có thể dượcd khởi động mỗi khi bạn bật Terminal

    export WORKON_HOME=$HOME/.virtualenvs
    source /usr/local/bin/virtualenvwrapper.sh
    

    Tiến hành tạo môi trưởng ảo và cài đặt packages mong muốn

    • Tạo môi trường ảo
    hieunv@HieuNV ~ % mkvirtualenv a
    created virtual environment CPython3.7.6.final.0-64 in 515ms
      creator CPython3Posix(dest=/Users/hieunv/.virtualenvs/a, clear=False, global=False)
      seeder FromAppData(download=False, pip=latest, setuptools=latest, wheel=latest, via=copy, app_data_dir=/Users/hieunv/Library/Application Support/virtualenv/seed-app-data/v1)
      activators BashActivator,CShellActivator,FishActivator,PowerShellActivator,PythonActivator,XonshActivator
    virtualenvwrapper.user_scripts creating /Users/hieunv/.virtualenvs/a/bin/predeactivate
    virtualenvwrapper.user_scripts creating /Users/hieunv/.virtualenvs/a/bin/postdeactivate
    virtualenvwrapper.user_scripts creating /Users/hieunv/.virtualenvs/a/bin/preactivate
    virtualenvwrapper.user_scripts creating /Users/hieunv/.virtualenvs/a/bin/postactivate
    virtualenvwrapper.user_scripts creating /Users/hieunv/.virtualenvs/a/bin/get_env_details
    (a) hieunv@HieuNV ~ %
    

    Các bạn để ý dòng cuối cùng (a). Sau khi tạo xong thì zsh đã activate vào môi trường ảo.

    • Active vào môi trường ảo nếu môi trường chưa được active thì có thể làm như sau:
    hieunv@HieuNV ~ % workon a
    (a) hieunv@HieuNV ~ %
    
    • Khi muốn thoát khỏi môi trường ảo thì có thể làm như sau:
    (a) hieunv@HieuNV ~ % deactivate
    hieunv@HieuNV ~ %
    
    • Để cài đặt packages thì tiến hành cài đặt bằng pip như bình thường
    pip install boto3
    

    Sử dụng môi trường ảo với python 2

    • Cài đặt python 2
    brew install python2
    
    • Tạo môi trường ảo sử dụng python bằng tham số -p
    mkvirtualenv py2 -p python2
    

    Export package list để install trên máy khác

    (a) hieunv@HieuNV ~ % pip freeze > requirements.txt
    (a) hieunv@HieuNV ~ % cat requirements.txt
    boto3==1.12.11
    botocore==1.15.11
    docutils==0.15.2
    jmespath==0.9.5
    python-dateutil==2.8.1
    s3transfer==0.3.3
    six==1.14.0
    urllib3==1.25.8
    

    Cài đặt packages sử dụng requirements.txt

    pip install -r requirements.txt
    

    Tài liệu tham khảo:

    • https://swapps.com/blog/how-to-configure-virtualenvwrapper-with-python3-in-osx-mojave/
  • HTTP vs HTTPS: Làm thế nào để website bảo mật hơn với SSL

    HTTP vs HTTPS: Làm thế nào để website bảo mật hơn với SSL

    Vào tháng 8 năm 2014, Google công bố sử dụng HTTPS để khắc phục những vẫn đề bảo mật mà phương thức HTTP đang gặp phải.

    Đối với hầu hết các công ty, việc Google khuyến cáo sử dụng HTTPS là lý do để thực hiện chuyển đổi sang giao thức đó, nhưng bản thân mỗi chúng ta cũng cần hiểu sự khác biệt giữa chúng – ưu và nhược điểm của HTTP và HTTPS. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan về giao thức HTTP và sau đó xem xét lý do tại sao Google muốn các trang web chuyển đổi sang sử dụng HTTPS.

    HTTP là gì, hoạt động như thế nào, và tại sao nó không được bảo mật?

    HTTP – HyperText Transfer Protocol, là một giao thức đã tồn tại hơn 15 năm, dùng để truyền tải thông tin qua Internet.

    Cũng như nhiều giao thức khác, HTTP hoạt động theo mô hình Client – Server. Trình duyệt web tạo request được gọi là Client, nơi nhận và phản hồi request đó là Server.

    Giả sử, bạn đang ngồi trong quán cafe và thử đăng nhập Facebook thông qua wifi của quán (giả định là Facebook đang dùng HTTP). Mạng wifi của quán là public, bất cứ ai kết nối với nó đều có thể truy cập dữ liệu đang được chuyển giao.

    Bây giờ chúng ta hãy xem những gì đang xảy ra với dữ liệu của bạn nếu như website sử dụng HTTP.

    Dữ liệu ở đây là bao gồm tất cả thông tin đăng nhập, mật khẩu, … cho tài khoản Facebook của bạn.

    Để đăng nhập vào Facebook, bạn cần nhập các thông tin như email, số điện thoại và mật khẩu. Ngay khi bạn nhấp vào nút đăng nhập, dữ liệu của bạn sẽ được gửi đến Server của Facebook. Server nhận dữ liệu, và xác thực nó. Nếu thông tin nhập là chính xác, Server sẽ gửi về HTTP status là “OK”, và bạn được đăng nhập vào tài khoản của mình. Mọi thứ có vẻ ez.

    Nhưng vấn để xảy ra ở đây là, nếu dữ liệu của bạn gửi lên server thông qua HTTP, thì nó sẽ không được mã hóa (HTTP không mã hóa dữ liệu) và vì vậy, bất kỳ dữ liệu nào được truyền thông qua giao thức HTTP đều có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi từ bên thứ ba.

    Có thể bạn chưa bao giờ nghe tới Network sniffing attack, nhưng loại tấn công đó khá phổ biến.

    Sniffing attacks là một loại tấn công mà các Hacker sử dụng để lấy cắp thông tin “nhạy cảm” của bạn (vd: password, creadit card, users id, …).

    Để thực hiện việc này, các hacker thường sử dụng Sniffer – một chương trình có thể bắt được các gói tin truyền qua mạng.

    Sniffer là công cụ để phân tích và khắc phục các sự cố mạng thông qua việc bắt các gói tin, nhưng Hacker có thể lợi dụng điều đó để sử dụng chúng vào mục đích bất chính.

    Nếu các gói tin không được mã hóa, dữ liệu trong các gói tin này nó thể được lấy bởi một Sniffer. Sniffer sẽ phân tích và đọc nội dung gói tin, từ đó, các hacker đã có thể lấy được các thông tin private của bạn một cách dễ dàng.

    Như chúng ta đã thấy, HTTP có một điểm yếu chí cmn mạng – thông tin chuyển tới Server thông qua HTTP không được mã hóa. Điều đó, về mặt lý thuyết, có thể bị chặn bởi Hacker bất cứ lúc nào.

    Đối với những trang web thuần túy để đọc báo hay xem thông tin thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng nó rất nguy hiểm khi bạn thực hiện các giao dịch trực tuyến, mà trong đó phải cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng như giao dịch ngân hàng, mua sắm, …

    Tuy nhiên, điểm yếu đó của HTTP có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách sử dụng 1 protocol khác – HTTPS.

    HTTPS ngoài Sniffing attacks ra cũng có thể bảo vệ bạn khỏi những kiểu tấn công khác như man-in-the-middle attacksDNS rebindingreplay attacks. Nhưng trong bài viết này, tôi chỉ để cập tới cách để HTTPS bảo vệ bạn khỏi Sniffing attacks đã nói ở trên thôi.

    HTTPS là gì và làm thế nào nó có thể bảo vệ website của bạn

    Giống như HTTP, HTTPS cũng là một giao thức giúp truyền thông tin giữa Client và Server. (Nó là một phiên bản của HTTP với thêm chứ “S” ở cuối – viết tắt của “Secure”). HTTPS bảo mật dữ liệu của bạn bằng cách sử dụng giao thức TSL (Transport Layer Security) hay còn gọi là SSL. Nhưng SSL là gì?

    SSL là tiêu chuẩn bảo mật cung cấp 3 lớp bảo vệ:

    • Mã hóa (Encryption): tất cả dữ liệu được gửi giữa browsers (Client) và Server đều được mã hóa. Nếu Hacker lấy được gói tin đó, cũng không thể giải mã được.
    • Toàn vẹn dữ liệu (Data integrity): Đảm bảo dữ liệu truyền đi không thể sửa đổi hoặc bị hỏng mà không bị phát hiện.
    • Xác thực (Authentication): Xác minh xem bạn thực sự đang giao tiếp với Server đã định hay không.

    Để ý một chút, khi truy cập website sử dụng HTTPS, trên url của bạn sẽ hiển thị ra chữ màu xanh như sau:

    Hoạt động của SSL

    SL sử dụng cái gọi là Public Key Cryptography hoặc hệ thống Public Key Infrastructure (PKI). Hệ thống PKI (key không đối xứng) sử dụng 2 key khác nhau để mã hóa thông tin: public key và private key. Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng public key đều chỉ có thể giải mã bằng private key tương ứng và ngược lại.

    Lưu ý rằng, private key – giống như cái tên của nó, nên được bảo vệ kỹ và chỉ được truy cập bởi chính owner mà thôi. Với một trang web, private key phải được giữ an toàn trên Server. Nhưng ngược lại, public key lại được cấp phát công khai cho bất kỳ ai, và tất cả mọi người đều cần nó để giải mã thông tin đã được mã hóa trước đấy bằng private key. Bây giờ, chúng ta đã hiểu cách làm việc của cặp public key và private key, ta sẽ tiếp tục mô tả quá trình hoạt động SSL thông qua từng bước như sau.

    Giả sử bạn truy cập 1 website có sử dụng HTTPS:

    • Bước 1: Thiết lập một “giao tiếp” an toàn giữa Server và Client – còn được gọi là Handshake (bắt tay). Quá trình Handshake được bắt đầu khi browsers truy cập trang web thông qua url. Bằng cách request trên, Client sẽ khởi tạo kết nối SSL với Server cùng với thông tin về phiên bản và kiểu mã hóa. Việc Client gửi request và khởi tạo kết nối SSL được gọi là client hello.
    • Bước 2: Bước tiếp theo được gọi là server hello. Sau khi nhận được yêu cầu từ Client, Server trả về cho Client SSL certificate cùng với public key của nó. Hoàn tất quá trình chào hỏi xã giao.
    • Bước 3: Client nhận được dữ liệu từ Server, browser sẽ xác minh SSL certificate đó. Những certificate này được kiểm soát bởi các tổ chức bảo mật (Certificate Authority) như Symantec, Comodo, GoDaddy. SSL Certificate là một khối dữ liệu bao gồm nhiều thông tin về server như:
      • Tên domain.
      • Tên công ty sở hữu.
      • Thời gian certificate được cấp.
      • Thời hạn certificate.
      • Public key.
    • Bước 4: Sau khi xác minh xong, Browser sẽ sinh ra 1 Key - K và được mã hóa bởi public key nhận được từ bước 2. K sẽ được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu truyền tải giữa Client và Server.
    • Bước 5: Do quá trình mã hóa dữ liệu sử dụng PKI (key đối xứng), nên Client cần gửi cho Server cái khóa K này để giải mã gói tin. Server sẽ dùng private key để giải mã gói tin này và lấy được thông tin về khóa K.
    • Bước 6: Từ đây, các thông tin truyền tải giữa Client và Server đều được mã hóa bằng khóa K. Khóa K này là unique và chỉ có hiệu lực trong thời gian Session đó tồn tại.

    Việc sử dụng HTTPS sẽ bảo vệ trang web của bạn tới những kiểu tấn công mà tôi đã đề cập trước đó. Bạn có authentication, bạn có thể biết rằng mình đang giao tiếp một cách an toàn với Server dự định. Dữ liệu của bạn được mã hóa encryption – ngay cả khi sniffer lấy được gói tin, cũng không thể giải mã được nội dung bên trong. Và tất nhiên bạn có được toàn vẹn dữ liệu data integrity, vì vậy bạn có thể truyền những dữ liệu nhạy cảm mà không cần lo lắng về việc nó bị hỏng hoặc sửa đổi mà không phát hiện ra.

    Bạn có nên sử dụng HTTPS

    Trước khi đưa ra quyết định sử dụng HTTPS thay cho HTTP, tôi sẽ tổng hợp những lợi ích chính nếu website của bạn sử dụng HTTPS:

    • Security: Tất cả thông tin truyền tải giữa Client và Server đều được mã hóa và xác minh. Điều này giúp bạn chống được một số kiểu tấn công của hacker như man-in-the-middle attacksDNS rebindingreplay attacks.
    • Trust: Người dùng sẽ cảm thấy an tâm với trang web của bạn hơn. HTTPS giúp xây dựng lòng tin với họ, nhất là khi web của bạn cung cấp các dịch vụ dính đến tiền (yaoming).
    • SEO: Việc sử dụng HTTPS sẽ tăng thứ hạng tìm kiếm trang web của bạn trên các search engine.

    Nguồn: