iOS/Swift In-App Purchase (P1)

by TienVV8
441 views

Trên AppStore chắc hẳn các bạn đã từng gặp các ứng dụng phải trả tiền để mua, các ứng dụng gắn quảng cáo hay những ứng dụng sử dụng miễn phí các chức năng cơ bản và sau đó phải bỏ tiền ra để nâng cấp VIP, hay nâng cấp các chức năng cao cấp hơn. Không phải ứng dụng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ bên thứ 3 để thanh toán. Còn về phía người dùng chắc chắn họ cũng không muốn bị lừa đảo, chắc chắn ai cũng muốn sử dụng một phương thức thanh toán nhanh chóng, tin cậy và bảo mật.

Khi thanh toán bất kì một dịch vụ nào chắc chắn bên cung cấp dịch vụ thanh toán sẽ cắt một phần nào đó trên mỗi giao dịch. Không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền dễ dàng đó, Apple cũng cung cấp cho các developer một API thanh toán có tên là In-App Purchase. Với In-App Purchase thì người dùng có thể thanh toán trực tiếp trên tài khoản Apple ID, quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn và đáng tin cậy.

Trong bài này mình sẽ giới thiệu In-App Purchase đến các bạn và implement nó.

Các kiểu Thanh toán

  • Consumable : Người dùng có thể thực hiện một giao dịch gì đó trong ứng dụng. Đặc điểm của kiểu thanh toán này là người dùng có thể mua 1 hay nhiều lần không giới hạn về thời gian.
  • Non-Consumable : Đây là kiểu thanh toán mà khi người dùng có thể mua và sử dụng mãi mãi.
  • Auto-Renewable Subscriptions : Đây là một kiểu thanh toán tự động gia hạn sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ người dùng trả tiền để mua gói học tiếng anh VIP trong 1 tháng và được tự động gia hạn theo định kỳ cho đến khi người dùng huỷ.
  • Non-Renewing Subscriptions : Kiểu thanh toán này giống với Auto-Renewable Subscriptions ở điểm nó bán một loại dịch vụ trả phí giới hạn thời gian, điểm khác biệt duy nhất là nó sẽ không tự động gia hạn khi hết hạn.

Đến đây chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc là người bán được bao nhiêu, và Apple được bao nhiêu trên mỗi lượt giao dịch?

Thông thường tỷ lệ ăn chia là 70|30 tức là người bán sẽ được 70% và Apple sẽ được 30%. Kiểu thanh toán mà Apple khuyến khích dùng nhất là Auto-Renewable Subscriptions, riêng kiểu thanh toán này Apple chỉ lấy 15% trên mỗi giao dịch, tức là người bán sẽ nhận được 85%, theo như Apple giải thích là họ muốn giúp người dùng không phải đăng ký lại mỗi lần hết hạn, tuy nhiên có thể mục đích chính ở đây là người dùng sẽ sử dụng dịch vụ lâu dài hơn.

Về cơ bản lý thuyết chỉ có vậy thôi, giờ chúng ta đi vào phần setup nhé!

Setup môi trường

Khi người dùng thực hiện một giao dịch thì tiền đó sẽ về đâu, tính thuế như thế nào?

Chắc chắn tiền sẽ phải về với người bán dịch vụ trong ứng dụng rồi đúng không? Trước khi public ứng dụng có sử dụng In-App Purchase thì chúng ta cần setup Agreements, tax, và banking.

Để setup Agreements, tax, và banking các bạn vào itunes-connect và vào Agreements, tax, and banking và setup Paid Application.

Sau khi bạn vào Agreements, tax, and banking thì giao diện chi tiết sẽ như thế này:

Mặc định thì Free Apps sẽ được active và các bạn setup với Paid Apps nhé. Vì mình đã setup trước đó rồi nên trạng thái đã được active, mình nhớ là phải mất 24h để Apple verify thông tin mà các bạn khai báo.

Các bạn có thể sử dụng thẻ ATM nội địa để setup cho mục banking nhé

Setup Payments

Tiếp theo chúng ta đến phần setup payments.

Trong itunes-connect truy cập vào my Apps

Trường hợp các bạn chưa có app thì tạo app mới.
Ở đây mình tạo 1 app mới. Để tạo app mới ở itunes-connect thì các bạn cần chọn một Identifier từ list Identifiers vì thế hay chuẩn bị một bundleID và tạo Identifier với BundleID đó. Đây cũng chính là bundleID sử dụng cho ứng dụng của chúng ta luôn.


Tiếp theo chúng ta vào features -> In-app Purchases


Tiếp theo chúng ta tạo một In-App Purchase. Ở Demo lần này mình sẽ tạo phương thức thanh toán là Consumable

  • Type: Kiểu thanh toán.
  • Reference Name: Tên này sẽ giúp bạn gợi nhớ và không hiển thị cho người dùng nên hãy chọn cái tên nào mà khi bạn nhìn vào đó hiểu ngay item này nó làm gì.
  • Product ID: Đây là một thông tin rất quan trọng nó là định danh duy nhất cho 1 loại thanh toán của bạn, bạn sẽ cần nó để matching trong code. Ở đây mình đặt tên với bundleID + tên của item thanh toán.

Sau khi tạo xong thì status của item thanh toán đó là Missing Metadata. Các bạn hay setup tiếp các thông tin tiếp theo cho status chuyển thành Ready to Submit nhé:

  • Availability: chọn các quốc gia có thể thanh toán.
  • Price Schedule: lựa chọn giá bán, mặc định Apple sẽ quy định ra các giá bán, do đó các bạn không thể điền môt giá trị nào đó mà phải chọn trong đây.
  • Localizations: đây chính là phần sẽ hiển thị cho người dùng, bạn sẽ chọn Localizations tuỳ theo từng ngôn ngữ.
  • Review Information: Bạn sẽ phải cung cấp ảnh chụp design chức năng thanh toán trên app tương ứng với những gì bạn đang setup, bên cạnh đó là mô tả và giải thích cho chức năng này, điều này phục vụ cho việc review của apple.

Sau khi các bạn điền tất cả các thông tin cần thiết thì trạng thái của item thanh toán này sẽ là Ready to Submit

Đến đây chúng ta đã hoàn thành việc setup môi trường và setup payments rồi. Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn tiếp phần implement code và thực hiện test sau khi implement!.

Mình hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.