Localization: Tối ưu hoá quá trình khi làm ứng hỗ trợ đa ngôn ngữ

by DaoNM2
398 views

Như mọi người đã biết, hầu hết các ứng dụng ngày nay đều hỗ trợ tính năng đa ngôn ngữ, nhằm mục đích tiếp cận được nhiều người dùng hơn, cho mọi người sử dụng ứng dụng dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các dự án đều làm một cách tự phát, chưa có một quy trình chuẩn. Điều này làm cho quá trình phát triển sinh ra nhiều bug UI sai Message, sai chính tả, nó làm tốn thời gian không đáng có của các bên.

Trong quá trình làm việc ở các dự án, khi tài liệu được cập nhật đồng nghĩa với việc các Dev phải quay lại kiểm tra các thay đổi message, rồi bắt đầu loay hoay tìm kiếm trong source code để thực hiện thay đổi.

Hay mỗi khi code một màn hình mới việc phải định nghĩa một đống key, định nghĩa enum/constant và copy/paste nó sang các file localization thật nhàm chán và tiềm tàng nhiều rủi ro về lỗi sai chính tả, copy nhầm. Trước đây, có một member trong dự án của mình chỉ vì copy sai text làm thừa một dấu “;” làm lỗi cả file đa ngôn ngữ, việc này làm cho toàn bộ text trên ứng dụng khi release cho bị sai. Do file đa ngôn ngữ là string nên những lỗi sai chính tả như này mất rất nhiều thời gian để điều tra lỗi.

Sau nhiều năm làm việc với các dự án khác nhau, cùng các anh em, cộng sự hoàn thành các ứng dụng to nhỏ khác nhau. Mình đã đúc kết được một quy trình giúp cải thiện năng suất làm việc của mọi người, giúp giảm các bug UI về sai message, sai chính tả, giảm thời gian thực hiện tính năng đa ngôn ngữ, giúp quá trình bảo trì, thay đổi message trở nên dễ dàng hơn.

Quy trình

Brainstoming

Trước tiên, để đạt được hiệu quả Leader của các bên gồm BA, Mobile, Web … ngồi lại với nhau để thống nhất về cách làm việc theo quy trình trên. Sau đó phổ biến lại cho member và đảm bảo việc member thực hiện đúng quy trình làm việc.

Tạo file excel chung lưu các message cần làm đa ngôn ngữ

File message template các bạn tải ở đây nhé:

Trong file này mình có định nghĩa sẵn các trường cần nhập và có sẵn công thức để gen ra code của swift và android. Nếu dự án của các bạn sử dụng ngôn ngữ khác thì có thể chỉnh lại công thức cho phù hợp với dự án của mình.

Nhập nội dung

Thêm/sửa message

Screen/Feature: Điền vào tiên màn hình hoặc tính năng.

MessageKey: Điền vào tên item trên màn hình, nếu SRS có mô tả thì ưu tiên sử dụng key trong SRS, nếu không hãy đặt tên sao cho đúng ý nghĩa của item.

Tiếng việt: Text được hiển thị khi ngôn ngữ là Tiếng Việt

Tiếng anh: Text được hiển thị khi ngôn ngữ là Tiếng Anh

Note:
TH1. Tài liệu đã định nghĩa sẵn các message cho các ngôn ngữ: thì BA có thể cử 1 bạn ra điền hết vào file này trước khi bên dev thực hiện code. Trường hợp này thì việc làm đa ngôn ngữ khá nhàn, mình sẽ giải thích chi tiết ở các phần phía dưới.
TH2: Tài liệu chưa định nghĩa message cho các ngôn ngữ(các dự án thường rơi vào trường hợp này): Khi này khi các Dev thực hiện code sẽ tự insert thêm message vào file trên teams, để file tự tạo ra code tương ứng với các ngôn ngữ.

Công thức tạo code tự động

Công thức tạo code từ excel

Các Developers sẽ không phải làm các thao tác lặp đi lặp lại nhàm chán. Ngoài ra nó giúp giảm lỗi đánh máy, lỗi copy paste, lỗi sai chính tả và giúp việc làm đa ngôn ngữ nhanh hơn. Trên file excel mình có tạo ra công thức để tự tạo ra code của swift/android. Khi bạn điền thông tin vào sheet MessageList thì code sẽ được gen tự động, việc của mọi người là chỉ cần copy code vào project và sử dụng.

Đưa ra các luật lệ

Tạo ra các luật yêu cầu member phải tuân thủ như sau:

  1. Đặt tên màn hình theo quy định của dự án, cách đặt tên cần thống nhất giữa tài liệu SRS và các class trong code của Dev.
  2. Dev của các bên(mobile, web) và BA khi thực hiện thêm mới, hay chỉnh sửa sẽ thực hiện trực tiếp trên files Localize chung của dự án, khi chỉnh sửa cần tìm đúng tên màn hình, message để sửa, nếu thêm mới thì thêm xuống cuối cùng của của danh sách list message của màn hình đó.
  3. Để tránh việc conflict hoặc giẫm chân nhau khi các bên chạy song song, thì mỗi màn hình những member liên quan tới màn hình đó sẽ cử ra một bạn điển vào file message trước.

Cách thực hiện code

TH1: đối với dự án không cho sử dụng thư viện mã nguồn mở

Khi thực hiện chúng ta chỉ cần vào file excel và copy code vào project của mình rồi sử dụng bình thường.

TH2: Dự án cho phép sử dụng thư viện mã nguồn mở

Chúng ta sẽ sử dụng thư viện để tự tạo ra enum nhanh gọn lẹ hơn, ví dụ bên iOS Swift thì chúng ta có thể sử dụng Swiftgen để thực hiện. Link hướng dẫn sử dụng Swiftgen mình cũng có viết môt bài rồi các bạn có thể tham khảo link dưới đây:

Ưu điểm

  • Giảm thời gian làm việc, tăng năng suất làm việc của team
  • Giảm khả năng bị lỗi UI/Message hay các lỗi về copy/paste khi thực hiện
  • Giảm thời gian bảo trì ứng dụng khi thay đổi message, khi có thay đổi BA sẽ update file message list và báo lại cho Devs, lúc này Dev không cần phải tìm xem thay đổi ở đâu, mà chỉ cần copy code từ file message list là xong.
  • Giảm thời gian implement khi có yêu cầu hỗ trợ thêm ngôn ngữ khác. Vì khi này chúng ta chỉ cần thêm 1 cột nữa ở file excel rồi copy code sang project là xong.
  • Giúp tối ưu được effort khi các team không start cùng một thời điểm. Vì team start sau sẽ sử dụng lại được phần đã làm của team start trước.

Nhược điểm

  • Cần quản lí, phân chia công việc tốt, member có khả năng làm việc nhóm.
  • Thường chỉ hiệu quả cao đối với các dự án mới

Tổng kết

Phía trên là nội dung chia sẻ về cách tối ưu khi làm ứng dụng hỗ trợ đa ngôn ngữ, mình hi vọng bài viết có thể giúp mọi người phần nào trong quá trình thực hiện các ứng dụng có hỗ trợ đa ngôn ngữ. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết này.

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like