Quy trình phát triển phần mềm Scrum

Scrum là một quy trình thực hiện hóa những giá trị và nguyên tắc của Agile

1. Tổng quan về Scrum

  • Có một quy trình phát triển phần mềm truyền thống có tên là waterfall (mô hình thác nước)
Waterfall Methodology. Waterfall Methodology | by Chathmini Jayathilaka |  Medium

Quy trình này kéo dài từ đầu đến cuối trong quá trình phát triển phần mềm, và khách hàng sẽ phải chờ đợi đến phần cuối cùng của quy trình này để có thể nhìn thấy được sản phẩm của cả quá trình phát triển. Điều này là khá thụ động cho cả bên phía khách hàng và cho cả bên phát triển phần mềm.

Minh chứng là khi tiếp nhận những sự thay đổi tại thời điểm cuối của quy trình sẽ có thể phải đập đi xây lại rất nhiều phần gây mất thêm thời gian maintain.

Từ đó chúng ta mong muốn tạo ra một dự án “Deliverable Product” hay chính là sử dụng quy trình Scrum.

  • Chúng ta chia nhỏ dự án thành các Sprint (mỗi Sprint kéo dài trong vòng 1 đến 3 tuần)
  • Và cuối mỗi Sprint này chúng ta sẽ có một bản release, một bản chạy được để đưa cho khách hàng (dù nó chỉ là một chức năng nhỏ đã được hoàn thiện)
  • VD: Giả sự một phần mềm được phát triển trong vòng 6 tháng thì tương ứng sẽ có khoảng 24 Sprint và cùng với đó là 24 bản release để đưa cho khách hàng. Con số này lớn hơn rất nhiều so với mô hình waterfall
  • Việc đưa ra các bản release liên tục này sẽ giúp cho khách hàng có được cái nhìn tổng quan, khách quan hơn về sản phẩm đang được phát triển, đưa ra các feedback cho đội ngũ phát triển

2. Ba Roles trong Scrum

  • Product Owner: Tập hợp tất cả yêu cầu khách hàng yêu cầu dự án phân chia các task theo thứ tự ưu tiên rồi giao cho đội ngũ phát triển.
  • Scrum Master: Giúp cho team làm việc tốt nhất, đảm bảo team đi đúng theo mô hình, quy trình đã đề ra.
  • Team: Gồm Dev, Tester, Content, …

3. Ba Artifact trong Scrum

  • Product Backlog: Tất cả các task cần làm, các thông tin Product Owner lấy được từ khách hàng.
  • Sprint Backlog: Chứa các user story trong một Sprint, đã được chọn để làm trong Sprint
  • Burndown Chart: Chứa các task bạn làm trong một Sprint, đánh giá hiệu quả của Sprint
Scrum Burndown Chart - Cách phân tích tiến độ & điều chỉnh sprint thông qua Burndown  Chart

User Story: là một đặc tả một task dựa trên vị trí người dùng, nó mô tả những việc người dùng cần thao tác để đạt được điều mong muốn

4. Ba Meeting trong Scrum

  • Sprint Planing: Bàn bạc về các task sẽ bỏ vào trong Sprint Backlog, dự đoán số điểm cho các User Story. Được tổ chức trước khi làm một Sprint.
  • Daily Scrum: Đồng bộ các tin tức, thông tin giữa mọi người trong dự án với nhau, đưa ra các vấn đề, trạng thái của task.
  • Sprint Review/Sprint Retrospective: Demo các task đã hoàn thành trong Sprint. Tìm ra những điểm đã làm tốt để phát huy và hạn chế những điểm chưa tốt.

Quy trình chuẩn của một Sprint

What is Scrum?

5. Điểm lợi của Scrum

  • Luôn mang lại giá trị cao nhất cho người đầu tư dự án.
  • Năng suất lao động rất cao.

Tài liệu tham khảo: Scrum cơ bản | Quy trình phát triển phần mềm | Ong Dev – YouTube

Author: LamNT59

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.