Code sướng tay: Bước 2

by troioiconngu
108 views

Hi, hôm nay mình lại tiếp tục xàm xí đâyyy. Hôm nay sẽ lại tiếp tục về chuyện đặt tên và thêm về cách viết hàm. Hãy bắt đầu với 1 câu nói sến súa nào :3

Programs must be written for people to read, and only incidentally for machines to execute.

(Đại khái là code viết cho người đọc, chỉ là vô tình máy chạy được thôi)

Abelson and Sussman

Và để người đọc được thì sao không viết code một cách có-thể-đọc-được nhỉ?

// Kiểu như này
// "If errors is empty..."
if (errors.isEmpty) ...

// "Hey, subscription, cancel!"
subscription.cancel();

// "Get the monsters where the monster has claws."
monsters.where((monster) => monster.hasClaws);
// Thay vì như này
// Telling errors to empty itself, or asking if it is?
if (errors.empty) ...

// Toggle what? To what?
subscription.toggle();

// Filter the monsters with claws *out* or include *only* those?
monsters.filter((monster) => monster.hasClaws);

Tuy nhiên đừng cố gắng để nó quá dễ đọc đến mức như đang nói, điều này làm code rườm rà và trở nên khó đọc hơn bao giờ hết!

// has gone too far
if (theCollectionOfErrors.isEmpty) ...

monsters.producesANewSequenceWhereEach((monster) => monster.hasClaws);

Cách đặt tên cho câu hỏi yes/no

Tên trả lời cho câu hỏi yes/no thường được dùng làm các điều kiện rẽ nhánh, so sánh 2 cách viết sau:

if (window.closeable) ...  // Adjective.
if (window.canClose) ...   // Verb.

Chúng ta có thể đặt tên như sau:

  • Bắt đầu với “to be”isEnabledwasShownwillFire. Đây là cách phổ biến nhất (window.closeable cũng có thể được đặt là window.isCloseable)
  • Sử dụng trợ động từhasElementscanCloseshouldConsumemustSave.
  • Các động từ thông thường không hay được dùng trong TH này

Chúng ta có thể đặt tên bắt đầu với những động từ này mà không bị nhầm lẫn với các hàm do nó không phải là các động từ mệnh lệnh.

// Nên đặt như này
// Tuy nhiên, trong một số trường hợp
// bỏ qua các tiền tố yes/ no này mà nghĩa vẫn rõ ràng thì nên bỏ đi
isEmpty
hasElements
canClose
closesWindow
canShowPopup
hasShownPopup
// Chứ không phải là như này
empty         // Adjective or verb?
withElements  // Sounds like it might hold elements.
closeable     // Sounds like an interface.
              // "canClose" reads better as a sentence.
closingWindow // Returns a bool or a window?
showPopup     // Sounds like it shows the popup.

Tiếp theo là về việc lùi dòng và độ phức tạp của code trong phạm vi hàm. Mỗi lần bạn lùi vào 1 tab, vậy là code của bạn đã phức tạp và tốn công sức để đọc thêm 1 bậc. Mình rất thích đọc và xử lí hết lỗi trong tab Problems này cho đến khi nó hiện lên dòng chữ như vầy:

Không còn lỗi nữa~

Và khi mình code js, đã có rất nhiều cảnh báo bắn ra pằng pằng khi mình code của mình quá dài, nó sẽ yêu cầu mình tách hàm ra (tính ra IDE giúp được rất nhiều, nó còn có thể detect các đoạn code giống nhau mà mình copy paste sau đó bảo mình tách hàm đi bạn ơi~). IDE sẽ cảnh báo khi bạn lùi vào quá nhiều và yêu cầu bạn refactor code. IDE làm vậy không phải vì nó không đọc được code của bạn, mà vì nó sợ sau này bạn sẽ không đọc được code của bạn đấy :P. Vậy tại sao trong 1 hàm lại cần tab vào nhiều đến thế? Đó là vì hàm đó đang cố gắng làm quá nhiều việc.

Có một nguyên lí rất nổi tiếng trong giới lập trình viên, gọi là Single Responsibility Principle (nguyên lí đơn nhiệm). Nguyên lí này khi áp dụng cho một hàm thì có nghĩa là: 1 hàm chỉ nên làm 1 việc. Đôi khi 1 việc này sẽ hơi tốn code, nhưng trong hầu hết các trường hợp (nếu không phải bạn đang thực thi một thuật toán gì đó phức tạp) thì nó sẽ có thể viết trong chiều dài màn hình của bạn, và không quá 3 lần tab vào (theo ý kiến của mình, hoặc số lần tab vào này có thể phụ thuộc vào trí nhớ của bạn nhưng với mình 4 là quá nhiều để nhớ, nếu mỗi lần tab vào đi kèm 1 điều kiện thì đã có 16 trường hợp nhỏ nhất đang chờ được mình duyệt qua T_T). Có 1 tip nhỏ để giảm bớt độ phức tạp lùi dòng, đó là sử dụng early return (1 lần duy nhất) trong hàm của bạn. Điều này sẽ giảm tab complexity xuống 1 level rồi đó :3

Early Return (thoát sớm)

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nên chia ra quá nhiều hàm với 1 đống param đi kèm, điều này sẽ tạo ra rất nhiều các hàm ăn bám (hàm chỉ dùng được duy nhất 1 lần cho 1 hàm khác) và thừa thãi. Hãy tách hàm sao cho hợp lí để dễ dàng đọc (và đôi khi là dùng) chúng nhé :3

Chúc mọi người sẽ code sướng cái tay và đọc code sướng con mắt hehe. À với Tết rồi nên chúc ai đọc bài viết này sẽ đẹp trai/xinh gái, nhiều tiền, nhiều sức khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc và không bị đồng nghiệp (hoặc sếp) chửi vì code lởm ạ.

Tham khảo:

https://dart.dev/guides/language/effective-dart/design

https://stackoverflow.com/questions/475675/when-is-a-function-too-long

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.