Authorization and JWT

by son
426 views

Thực ra bài này chỉ muốn viết về JWT thôi, nhưng tiện thì sẽ nói về các loại Authorization luôn.

Authorization và Authentication

2 cái này cũng khác nhau:

  • Authentication
    • Được sử dụng bởi một Server khi mcần biết chính xác ai đang truy cập thông tin hoặc trang web của họ.
    • Được sử dụng bởi Client khi Client cần biết rằng máy chủ là hệ thống mà nó tuyên bố.
    • Trong Authentication, Client hoặc Machine phải chứng minh danh tính của mình với Server hoặc Client. Thông thường, xác thực bởi một máy chủ đòi hỏi phải sử dụng tên người dùng và mật khẩu. Các cách khác để xác thực có thể thông qua thẻ, quét võng mạc, nhận dạng giọng nói và dấu vân tay. Xác thực bởi khách hàng thường liên quan đến việc máy chủ cấp chứng chỉ cho khách hàng trong đó một bên thứ ba đáng tin cậy như Verisign hoặc Thawte nói rằng máy chủ đó thuộc về thực thể (như ngân hàng) mà khách hàng mong đợi. Xác thực không xác định những nhiệm vụ mà cá nhân có thể làm hoặc những tập tin cá nhân có thể nhìn thấy. Xác thực chỉ xác định và xác minh người hoặc hệ thống là ai.

Xác thực, quá trình này xác định bạn là ai trong hệ thống. Ví dụ: login là một quá tình xác thực, bạn gửi username/password lên hệ thống, hệ thống sẽ thẩm tra nhận dạng của bạn (bằng username/password hoặc thêm một số factor nữa như trắc sinh học, token,… trong multi-factor authentication).

  • Authorization
    • Xác minh, cái này thường sau xác thực, để kiểm tra xem bạn có quyền truy cập tài nguyên không, ví dụ bạn nói với server tôi là A tôi cần truy cập tài nguyên B bằng một request:
    GET /b HTTP/1.1
    Host: example.com
    Authorization: Bearer i_am_A
    
    Như vậy server cần xác định Bearer i_am_A có phải là Authorization hợp lệ hay không và có quyền truy cập GET /b hay không.
    • Gần như 2 quá trình trên sẽ không khác nhau với các website hay application, vì vậy việc hiểu rõ khá là hữu ích.
    • Authorization cũng thường lấy kết quả của Authentication (hoặc một dẫn xuất từ việc Authentication) để xác nhận. Ví dụ sau khi đăng nhập bạn sẽ được Server gán cho một giá trị nào đó vào Session để xác nhận bạn đã đăng nhập, và dùng giá trị đó cho việc Authorization. Có một vài trường hợp khác như Basic Authentication bạn sẽ gửi Base64 của chuỗi username:password trong Authorization header, thì gần như sẽ ko thấy Authentication đâu cả.

Vì vậy cũng có vài loại Authorization khác nhau:

  • Basic (RFC 7617, base64-encoded credentials. Đơn giản là truyền chuỗi Base64 của chuỗi username:password)
  • Bearer (RFC 6750, bearer tokens để access các resource được bảo vệ bởi OAuth 2.0)
  • Digest (RFC 7616)
  • HOBA (RFC 7486, HTTP Origin-Bound Authentication, digital-signature-based),
  • Mutual (RFC 8120,
  • AWS4-HMAC-SHA256 dùng cho AWS SDK và AWS API.

Hiện tại thì OAuth 2.0 rất phổ biến hơn nữa nảy sinh ra nhu cầu chống làm giả token được tạo ra bởi server, đến đây thì mới xuất hiện JWT.

JWT

Thôi đi copy định nghĩa vậy: JSON Web Tokens are an open, industry standard RFC 7519 method for representing claims securely between two parties. JWT.IO allows you to decode, verify and generate JWT.

Hình dung như này, khi bạn vào một trang web như TIKI chẳng hạn, bạn đăng nhập với Facebook hoặc tài khoản cá nhân. Vậy khi bạn đăng nhập với Facebook, TIKI sẽ kết nối đến Facebook GraphAPI với Facebook token mà bạn vừa đưa cho TIKI để verify. Khi đó bạn sẽ nhận được token từ TIKI để truy cập các resource.

Structure

JWT gồm 3 phần:

  • Header: Hay còn gọi là JOSE header, đề cập đến loại JWT (JWEJWS)và kiểu mã hóa hay thuật toán mã hóa, ở hình trên là dùng RSA Signature with SHA-256
  • Payload: hay còn gọi là claims, là một đoạn data public có trong JWT, JWT thường có một vài data có thể public như
    • sub: Username hoặc UserId
    • iat: issue at, token được tạo ra lúc nào
    • exp: expire at, token hết hạn khi nào
    • iss: issuer, ai là người tạo token này ra. Ngoài ra còn có jti(JWT ID), aud(Audience), nbf(Not before), mấy cái tên này thì có thể tìm thấy ở đây này, cái này được gọi là Public Claims. Private Claims thì những cái bạn define thôi : ).
  • Signature: là phần quan trọng nhất, thì cái này lại phụ thuộc vào JOSE Header để mã hóa, tức là dùng cái thuật toán ở trên ấy, mã hóa dùng security factor như nào thì lại phụ thuộc vào JWE hay JWS.

Xong xuôi, chúng ta sẽ dùng process base64url encode cả 3 phần rồi nối với nhau bằng dấu chấm (.).

JWT vs Thế giới

So với các web token khác như SWT hoặc SAML, JWT đơn giản hơn nhiều vì nó dựa trên JSON nên dễ hiểu hơn XML. Nếu chúng ta mã hóa JSON, nó sẽ trở nên nhỏ hơn kích thước so với SAML, giúp việc chuyển qua môi trường HTML và HTTP dễ dàng hơn. Về bảo mật, SWT sử dụng một khóa duy nhất, trong khi cả JWT và SAML đều sử dụng cặp khóa chung và khóa riêng để xác thực tốt hơn. Nhìn chung, JWT được sử dụng ở quy mô Internet. Điều này có nghĩa là việc xử lý trên các thiết bị của người dùng dễ dàng hơn, có thể là máy tính xách tay hoặc thiết bị di động. Ngoài khả năng tự động hóa, Mã thông báo Web JSON là một cách tuyệt vời và an toàn để truyền dữ liệu giữa nhiều bên. Việc JWT có chữ ký giúp mọi người dễ dàng xác định người gửi thông tin hơn. Tất cả bạn cần là chìa khóa chính xác.

Một bài viết khác sẽ nói về một loại JWT của Auth0. Hãy đón chờ : )

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.

You may also like