Xin chào, lại là mình đây – baka3k – một coder thích nói lan man về những điều nhảm nhí
Đã rất lâu rồi mình ko viết về những thứ ngoài công nghệ, lần này mình sẽ cố gắng giữ sự cân bằng để ko đưa quá nhiều toxic vào bài viết này, nên nếu bạn thấy mình trong đó, đừng giật mình, vì mình không cố ý đâu
4 mức độ hiểu biết(vài chỗ thì người ta sẽ gọi là 4 mức độ ngu dốt) gồm 4 level sau:
- Không Biết rằng mình Không Biết
- Không Biết rằng mình Biết
- Biết rằng mình Không Biết
- Biết rằng mình Biết
Không Biết rằng mình Không Biết
Hay còn gọi là Ngu mà không biết là mình ngu
Cái Ngu ở đây mình đang nói về cái ngu của Trí giả, ko phải cái ngu mang tính miệt thị đâu nhé
Thời kỳ mông muội sơ khai, khi linh trí của tu hành giả chưa được khai mở, ý lộn… khi lập trình viên còn chưa biết mình không biết cái gì, cần học cái gì, cần đi theo đường nào.
Đôi khi nó xuất hiện cả ở những level cao hơn một chút Middle hoặc Senior. Có những giai đoạn các bạn này làm việc & phát triển bản thân trong vô định
Vô định ở đây là các bạn làm rất tốt công việc hiện tại của mình, nhưng loay hoay không biết mình nên phát triển tiếp thế nào vì mọi thứ đều đang rất tốt, các bài toán công ty đưa cho đều ở mức độ vừa phải, không nhiều thách thức. Ừ thì đại khái là training vài bạn fresher, đôi khi review code hộ ai đó, đôi khi fix bug hộ, làm vài cái seminar, hiểu cách triển khai vài cái design pattern…blabla. Mọi thứ các bạn đều làm được, các bạn cảm thấy mình đang đứng ở đỉnh của domain đang làm việc, cuối chuỗi thức ăn. Lúc này rất dễ dàng để bạn lạc lối. rất dễ dàng để tự nhận rank của mình là Expert, Guru. Nếu bạn tự thấy mình đang ở level này, thì nên ngồi xuống, bình tĩnh lại và tự review bản thân mình thật cẩn thận.
Senior 5 năm Kinh nghiệm, Expert 7 năm kinh nghiệm, Guru 10 năm kinh nghiệm… chỉ làm loanh quanh mấy cái app client server, vài ba cái architecture MVVM, MVP, rồi cao hơn tý là Hexagonal hay Clean architecture – đó là một sự giễu cợt
Tuy người ta không thể lấy số năm kinh nghiệm để đánh giá về Competency của một người, nhưng nó sẽ phản ánh đúng được phần nào đó, giống như lái xe ô tô cần khoảng 1 vạn km, lái máy bay cần khoảng 10.000 giờ bay mới có thể tạm gọi là nhuần nhuyễn vậy.
Tất nhiên, còn liên quan đến lĩnh vực công việc bạn đang làm việc, ví dụ như 5 năm CRUD, 5 năm làm ứng dụng client server chả hạn… thì thôi, bỏ đi. Nếu bạn không muốn ngồi trong giếng, hãy nghiêm túc suy nghĩ lại con đường phát triển bản thân, tìm các cột mốc mới, tìm ra những điểm thiếu sót – nếu không thể, hãy tìm cho mình một Mentor có tâm và đủ Tầm
Không Biết rằng mình Biết
Ai cũng sẽ ở giai đoạn này, chúng ta đều sẽ gặp giai đoạn này trong quá trình phát triển bản thân
Khi chúng ta học và khám phá, khi chúng ta dung nhập một lượng kiến thức khổng lồ vào, trước khi biến nó thành của bản thân mình, bạn sẽ thấy keyword này quen quen, mình thấy nó rồi, có thể nó là lĩnh vực này
Đó là chúng ta, khi vào giai đoạn Không biết là mình Biết
Biết rằng mình không biết
Mọi thứ trở lên rõ ràng hơn, kiến thức được sắp xếp lại, được hoạch định đúng cách hơn Bạn đủ overview, đủ nhận thức để phân biệt giữa biết lờ mờ, biết keyword, nắm vững, hiểu biết chuyên sâu…etc
Đừng khinh thường những cụm từ được bôi đen này vì nó giúp bạn không lạc lối
Việc không hiểu rõ các cụm từ này – sẽ khiến bạn quay về thời kỳ mông muội Không biết là mình Không Biết
Khi bạn biết là mình không biết cái gì, bạn mới có thể có kế hoạch để cải thiện, hoạch định lại bản thân một cách rõ ràng hơn
Đây là thời điểm bạn sẵng sàng và đủ năng lượng để trở lên mạnh mẽ hơn, thời điểm này mang lại sức bật rất lớn cho hầu hết tất cả mọi người. Nếu bạn ở trong thời điểm này, đừng bỏ lỡ, tận dụng tốt, bạn có thể đi rất xa
Biết rằng mình biết
Không có gì để nói.