The Application’s Life Cycle

by khanhvd
1.4K views

Application’s life cycle – Vòng đời của 1 chương trình. Đây là 1 phần cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong việc lập trình một ứng dụng.  Tuy có thể coi là 1 kỹ năng trấn phái nhưng không phải ai cũng nắm được rõ và đẩy đủ về vòng đời này (minh chứng là vẫn bị tester bắt nhiều bug về các case abnormal liên quan đến các state của app). Chính vì thế mình viết bài này để có thể giới thiệu 1 cách chi tiết về vòng đời của app và cách sử dụng để tránh những lỗi không đáng có. 

iOS App life cycle - Brian - Medium


Một application sẽ có các trạng thái như sau: 
Not running: Là trạng thái application chưa được bắt đầu hoặc đã chạy nhưng bị terminated bởi system. 
Inactive: Application đang chạy ở Foreground nhưng không nhận bất cứ sự kiện tương tác nào và cũng không thể xử lý các sự kiện (có thể là bị một vài sự kiện tác động vào trong quá trình chạy, ví dụ như có cuộc gọi đến hay tin nhắn chẳng hạn). 1 app cũng có thể ở trong trạng thái này khi chuyển từ state này sang state khác. 
Active: Application đang chạy ở Foreground và đang nhận các sự kiện bình thường. Cách duy nhất để đến trạng thái Active là thông qua Inactive. Ở trạng thái này, khi người dùng tương tác với UI, họ có thể nhìn thấy phản hồi cho những hành động của họ.
Background: Application đang chạy ở background và đang thực thi code. Ở trạng thái này UI của app không được hiển thị nhưng mà nó lại vẫn đang chạy (nếu có đăng ký background task với OS). Hầu hết các app chuyển trạng thái sang suspended thông qua trạng thái này.
Suspended: Application đang chạy ở background nhưng không thể thực thi code. Thường thì sẽ do chính system sẽ tự động đưa app về trạng thái này và lúc đó app vẫn đang trong memory. Trong trường hợp low memory, hệ thống có thể sẽ tự kill app của mình khi app đang ở trạng thái suspended mà không thông báo gì. 
Lưu ý rằng: Theo chuẩn của Apple thì chỉ hệ thống mới có thể kill app. 


Về cơ bản thì 1 application có các trạng thái như trên, và trong app chúng ta cũng có các event tương ứng để được notify khi bắt đầu hay đã vào các trạng thái trên. Các hàm đó được list trong AppDelegate. Các trạng thái chuyển đổi qua lại được gọi là transition giữa các trạng thái.
– application:willFinishLaunchingWithOptions  ——   Method này được gọi sau khi app của chúng ta khởi chạy thành công. Nó là method đầu tiên được chạy từ app delegate. Chúng ta có thể thực thi các đoạn code nếu khởi chạy thành công.
– application:didFinishLaunchingWithOptions    ——   Method này được gọi trước khi window của app được hiển thị. Bạn có thể hoàn thiện giao diện của mình và cung cấp root viewcontroller cho window.
applicationDidBecomeActive ——   Method này được gọi để báo cho app của bạn biết khi nó chuyển trạng thái từ In-Active sang Active hoặc hệ thống và user khơi động app hoặc trong trường hợp user bỏ quan các gián đoạn làm app ngay lập tức chuyển sang In-Active (như là có cuộc gọi đến hoặc tin nhắn). Bạn nên dùng method này để chạy lại các tác vụ đang bị dừng (hoặc chưa chạy) khi app bắt đầu chạy lại.
applicationWillResignActive ——   Method này được gọi để báo cho app biết rằng nó sắp chuyển từ trạng thái Active sang In-Active . Nó xãy ra khi trường hợp bị gián đoạn (có cuộc gọi tới hoặc SMS) hay là khi user tắt app đi. Bạn nên dùng method này để dừng các task đang chạy hoặc vô hiệu hoá timer trong app, hoặc nhiều thứ khác 
applicationDidEnterBackground  ——   Method này được gọi để báo cho app biết nó đang không chạy ở dưới foreground. Bạn có khoảng tầm 5 giây để thực thi các task . Trong trường hợp bạn muốn có nhiều thời gian hơn để xử lý, bạn có thể yêu cầu hệ thống cấp cho thời gian thực thi bằng cách gọi hàm beginBackgroundTask(expirationHandler:) . Nếu như method của bạn không được thực thi và trả về trước thời gian hết hạn thì app sẽ bị hệ thống chấm dứt và xoá khỏi bộ nhớ.
applicationWillEnterForeground  ——   Method này được gọi như là 1 phần trong việc chuyển trạng thái từ Background sang Active. Bạn nên dùng method này để hoàn thành các thay đổi đối với app trước khi nó xuống Background. applicationDidBecomeActive sẽ được gọi ngay khi method này đã hoàn thành việc chuyển trạng thái của app từ In-Active sang Active.
applicationWillTerminate  ——   Method này được gọi khi app của bạn sắp bị hệ thống khai tử khỏi bộ nhớ. Bạn nên dùng method này để thực thi các tác vụ dọn dẹp. Bạn có tầm khoảng 5 giây để thực thi tác vụ. Nếu hàm của bạn không trả về trước thời gian hết hạn, hệ thống sẽ tự động khai tử app kèm cã task đang thực thi của bạn khỏi bộ nhớ. Method này cũng được gọi trong trường hợp app đang chạy ở dưới background( không bị suspended) nhưng hệ thống lại cần phải huỷ nó vì vài lí do gì đó. Bạn không nên đợi applicationWillTerminate được gọi rồi mới lưu lại data. Trong 1 vài trường hợp hi hữu, applicationWillTerminate sẽ không được gọi trước khi app bị khai tử (Vd như trong trường hợp máy của bạn reboot lại thì method này sẽ không được gọi).

Đó là tất cả về iOS Application’s life cycle.
Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn.
Mọi ý kiến đóng góp các bạn vui lòng comment ở bên dưới để mình có thể hoàn thiện hơn ở các bài viết sắp tới.

Thanks all from with love <3
KhanhVD1.

Leave a Comment

* By using this form you agree with the storage and handling of your data by this website.